Thứ sáu 22/11/2024 02:38

Liên kết thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Các ngân hàng và các công ty trung gian tài chính đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỷ trọng giao dịch tiền mặt giảm mạnh

Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) trong năm 2022, tổng số lượng và giá trị giao dịch qua hệ thống NAPAS tăng trưởng 92% về số lượng giao dịch và 83% về giá trị giao dịch so với năm 2021. Số người sử dụng dịch vụ thẻ tăng trưởng 93% và người dùng tài khoản tăng 174% so với 2021. Đáng chú ý, tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt trên tổng số lượng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm từ 12,1% trong năm 2021 xuống mức 6,9% trong năm 2022; tỷ trọng giao dịch thanh toán thẻ nội địa tiếp tục tăng từ 29% trong năm 2021 lên 32% của năm 2022. Kết quả này cho thấy xu hướng của người dân ngày càng quen và ưa chuộng thanh toán không dùng tiền mặt.

Xu hướng của người dân ngày càng quen và ưa chuộng thanh toán không dùng tiền mặt

Đánh giá của Ngân hàng Nhà nướccũng cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng đã liên tục triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán với nhiều tiện ích cho người dân.

Đến thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch, cung cấp dịch vụ. Trong đó, có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trong 9 tháng đầu năm 2022, có gần 14 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ này, trong đó 37,5% khách hàng ở nông thôn với tổng giá trị giao dịch đạt 167.680 tỷ đồng.

Hiện nay, các ứng dụng mobile banking, ví điện tử không đơn thuần chỉ để chuyển tiền, vắn tin tài khoản mà người dân còn có thể sử dụng đa dạng các tiện ích như: thanh toán hóa đơn, thương mại điện tử, đặt tour du lịch… Ngược lại, người dân cũng có thể sử dụng gián tiếp các dịch vụ ngân hàng thông qua các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ khác như mua trả góp, mua trước - trả sau…

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước quá trình triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tuy tăng trưởng nhanh nhưng cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn như thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại khi tiếp nhận công nghệ mới, e ngại về an toàn an ninh khi sử dụng thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý hiện vẫn đang trong giai đoạn thí điểm. Nên thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình các bộ ngành liên quan để trình các nghị định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt.

Liên kết các ngân hàng và công ty trung gian tài chính

Theo ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Chủ tịch Chi hội thẻ - Đại diện Hiệp hội Ngân hàng các ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số cũng như ứng dụng các phương tiện thanh toán đa dạng và tiện ích cho khách hàng. Nhưng đây là công việc phải đi cùng nhau chứ không thể riêng lẻ, từ việc kết nối với các tổ chức trung gian thanh toán, hay những tổ chức thẻ, mobile money, hay các công ty công nghệ tài chính (Fintech)…

Hiện đã có hơn 50 ngân hàng là thành viên của NAPAS. Khi ngành ngân hàng và viễn thông liên thông được với nhau thì hoàn toàn có thể hỗ trợ nhau triển khai tệp khách hàng của đơn vị này dùng lẫn trên tệp khách hàng của đơn vị kia. Thông qua khơi thông luồng tiền sẽ dẫn đến khơi thông, chia sẻ về dịch vụ, về hệ sinh thái, về mặt thanh toán.

Từ phía các công ty trung gian thanh toán và công ty viễn thông cũng đã có sự liên kết với nhau. Theo ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc NAPAS sự kết nối giữa NAPAS và các đơn vị viễn thông đã khơi thông dòng tiền để có thể liên thông kết nối giữa hệ thống mobile money và hệ thống tài khoản ngân hàng. Hiện ngành ngân hàng và ngành viễn thông đều có hai hệ sinh thái về thanh toán, về khách hàng nên đã triển khai rất nhiều dịch vụ, rất nhiều thanh toán. Cụ thể, triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức thành viên thông qua các chương trình giảm phí với tổng ngân sách giảm lên tới hơn 1.700 tỷ; tiếp tục triển khai chương trình chuyển đổi thẻ chip.

Ngoài ra, có thể xem lại mức phí ưu đãi đối với khu vực vùng nông thôn hoặc miễn giảm thuế, ưu đãi thuế đối với các đại lý chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Chú trọng hơn công tác truyền thông để tạo sự hấp dẫn thu hút khách hàng. Không những ở vùng nông thôn mà các ngân hàng cũng cần gia tăng tiếp cận với các khách hàng ở vùng thành thị, đặc biệt là các khu công nghiệp, những người công nhân bởi chính những người này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tới gia đình của họ, người thân của họ đang ở vùng nông thôn.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu