Thứ tư 27/11/2024 03:30

Liên kết, hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh - khu vực ĐBSCL: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững

Sự liên kết, hợp tác toàn diện giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo lập được không gian kinh tế chung cho tăng trưởng.

Sáng 11/3, tại tỉnh Bến Tre diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2022 và phương hướng đến 2025.

Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh tham dự hội nghị (Ảnh: Phan Huy)

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, bà Đỗ Thị Minh Trâm, Phó Cục trưởng Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), cùng lãnh đạo 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham dự.

Trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và có đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành để đánh giá tình hình hợp tác thời gian qua và đề xuất các phương hướng tiếp tục hợp tác trong thời gian tới.

Ông Trần Ngọc Tam – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trần Ngọc Tam – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre khẳng định vấn đề liên kết, hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Longgiữ vai trò hết sức quan trọng và là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ông Trần Ngọc Tam cho rằng, Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương, mở ra cơ hội mới để thu hút các dự án từ các nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho các địa phương trong Vùng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng, là động lực, đầu tàu dẫn dắt với vai trò của một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo... của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thị trường tiêu thụ lớn và là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới.

Đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Phan Huy)

Kết quả hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh với 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa rộng trên nhiều lĩnh vực như: Thương mại, công thương, xúc tiến đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông và các hoạt động an sinh xã hội…

Chia sẻ tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Đối với TP. Hồ Chí Minh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có gắn kết hết sức mật thiết và quan trọng, có tác động qua lại về mọi mặt, sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh không tách rời mà phải kết nối chặt chẽ với sự phát triển của từng địa phương trong Vùng.

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 78 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của các bên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của từng địa phương và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp tham dự Hội nghị có ý kiến, trảo đổi về việc định hướng hợp tác trong thời gian tới, trong đó tập trung vào việc liên kết phát triển phải tạo lập được không gian kinh tế chung cho tăng trưởng của toàn vùng và của TP. Hồ Chí Minh. Cũng như phát huy tốt nhất lợi thế từng địa phương và của vùng.

Việc hợp tác trong thời gian tới giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần có trọng tâm, trọng điểm ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu mà từng địa phương, doanh nghiệp có lợi thế, những mong muốn, yêu cầu gì của địa phương, doanh nghiệp đối với TP. Hồ Chí Minh và đối với Vùng.

Từ đó tạo môi trường thuận lợi và tiền đề cho sự phát triển chung của cả Vùng như: hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại – dịch vụ; hợp tác phát triển để kết nối mạng kết cấu hạ tầng giao thông; hạ tầng thông tin và truyền thông; chuyển giao khoa học kỹ thuật; cung cấp các dịch vụ hạ tầng công nghiệp và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch.

Đặc biệt, việc liên kết, hợp tác cần phát huy tối đa lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; đặc biệt là các giải pháp hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.

“Những ý kiến đóng góp, đề xuất để tại hội nghị sẽ góp phần thành công vào việc xây dựng thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện để các địa phương cùng phát triển nhanh và bền vững” - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh mong muốn.

Sau hội nghị, TP. Hồ Chí Minh sẽ ký biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 trên các lĩnh vực trọng tâm: Phát triển hạ tầng giao thông; du lịch; kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại; hợp tác thích ứng biến đổi khí hậu; phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số...

Trước đó, vào chiều 10/3, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, UBND tỉnh Bến Tre đăng cai tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp phân phối TP. Hồ Chí Minh và doanh nghiệp các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị kết nối giao thương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã trưng bày, giới thiệu sản phẩm tham gia kết nối với các nhà phân phối TP. Hồ Chí Minh. Theo đó có 46 sản phẩm của doanh nghiệp các tỉnh, thành trong vùng ký kết với các nhà phân phối tại TP. Hồ Chí Minh tại hội nghị.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than