Sáp nhập tỉnh: Xu thế tất yếu trong kỷ nguyên vươn mình

Việc sáp nhập đang trở thành xu hướng phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hóa, giúp hình thành các vùng kinh tế lớn, tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển.
Sáp nhập các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Lợi thế và cơ hội Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Kinh nghiệm sáp nhập trên thế giới

Trên phạm vi quốc tế, nhiều quốc gia đã thực hiện cải cách hành chính quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tiết kiệm ngân sách. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là sáp nhập các đơn vị hành chính, giúp tinh gọn bộ máy, loại bỏ sự chồng chéo trong quản lý và tăng cường hiệu quả vận hành của chính quyền địa phương.

Sáp nhập tỉnh: Xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện đại
Bản đồ hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc hiện nay. Ảnh minh họa

Chẳng hạn, tại Trung Quốc, trong những năm 1950, nước này có tới 51 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 1954, chính phủ đã thực hiện cuộc cải cách lớn, xóa bỏ cấp phân khu và sáp nhập nhiều tỉnh để giảm xuống còn hơn 30 đơn vị. Qua một số lần điều chỉnh, hiện nay, Trung Quốc có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đặc khu hành chính. Chính sách sáp nhập đã giúp Trung Quốc tinh giản bộ máy quản lý và tối ưu hóa nguồn lực phát triển.

Tại Nhật Bản, dù vẫn duy trì 47 tỉnh từ nhiều thập kỷ qua, nhưng chính phủ đã tiến hành cải tổ mạnh mẽ ở cấp địa phương. Kể từ năm 1999, Nhật Bản liên tục triển khai các đợt sáp nhập đơn vị hành chính cấp thành phố, giảm từ 3.229 thành phố xuống còn khoảng 1.718. Điều này giúp nâng cao hiệu quả quản lý và tập trung nguồn lực cho các khu vực có tiềm năng phát triển hơn.

Tương tự, Pháp cũng đã tiến hành cải cách bộ máy hành chính bằng cách sáp nhập các đơn vị cấp vùng. Trước đây, nước này có 22 vùng tại phần lãnh thổ châu Âu, nhưng đến năm 2015, chính phủ đã tiến hành một cuộc cải tổ lớn, giảm xuống còn 13 vùng. Các vùng mới có quy mô lớn hơn, giúp chính quyền địa phương vận hành hiệu quả hơn, giảm tình trạng chồng chéo và nâng cao hiệu quả điều hành.

Đan Mạch cũng là một ví dụ điển hình về cải cách hành chính mạnh mẽ. Năm 2007, nước này đã giảm số hạt từ 14 xuống còn 5 vùng hành chính và cắt giảm số đơn vị cấp cơ sở từ 271 xuống chỉ còn 98. Việc cải cách giúp chính quyền địa phương hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách đồng bộ về phát triển kinh tế, hạ tầng, xã hội và môi trường.

Tại Việt Nam, câu chuyện sáp nhập đơn vị hành chính không phải là mới. Trong những năm gần đây, chính phủ đã triển khai thí điểm việc sáp nhập một số huyện, xã có quy mô nhỏ nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và tiết kiệm ngân sách.

Năm 2008, Hà Nội thực hiện mở rộng địa giới, sáp nhập Hà Tây, nhờ đó Thủ đô tăng quy mô dân số lên 8 triệu người đồng thời bứt phá về thu hút đầu tư và tốc độ tăng trưởng.

Nâng cao hiệu quả quản lý

Tại Việt Nam, việc sáp nhập tỉnh đang là vấn đề cấp bách, quan trọng để tinh gọn bộ máy nhà nước, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý và tạo động lực phát triển kinh tế.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - nhận định, khi các tỉnh mới được hình thành sẽ tạo nên một thực thể kinh tế lớn hơn, năng lực cạnh tranh của địa phương đó cũng được nâng cao. Việc kết nối hạ tầng được cải thiện, tạo thị trường lớn hơn và thu hút đầu tư tốt hơn; logistics khả thi hơn giúp giảm chi phí giao dịch và tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.

Sáp nhập tỉnh: Xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện đại
Bạc Liêu là tỉnh không đạt tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích, dân số. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn, có thể tận dụng cơ sở hạ tầng tốt hơn và dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động. Khi các chính sách kinh tế được thống nhất, doanh nghiệp có thể gặp ít rào cản hơn trong việc tiếp cận ưu đãi đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Hùng, doanh nhân trong lĩnh vực nông sản tại Cần Thơ, nhận định: “Việc sáp nhập các tỉnh nhỏ sẽ giúp tạo ra một thị trường lớn hơn, thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư và phát triển chuỗi giá trị nông sản. Nếu các tỉnh như Hậu Giang, Sóc Trăng hay Vĩnh Long được sáp nhập lại, việc quy hoạch vùng sản xuất và phân phối nông sản sẽ trở nên đồng bộ hơn, từ đó nâng cao năng suất và giảm chi phí logistics”.

Từ góc độ quản lý hành chính, sáp nhập tỉnh giúp tinh gọn bộ máy nhà nước, giảm bớt sự cồng kềnh và cắt giảm chi phí vận hành. Khi số lượng cơ quan quản lý giảm, nguồn lực ngân sách được phân bổ hợp lý hơn, tập trung vào các nhiệm vụ trọng yếu như phát triển kinh tế, an sinh xã hội và cải thiện hạ tầng.

Việc sáp nhập tỉnh có thể mang lại nhiều lợi ích lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức. Một trong những khó khăn chính là sự khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán giữa các địa phương. Mỗi tỉnh có những đặc trưng riêng trong lối sống, truyền thống văn hóa và phương thức quản lý. Việc hợp nhất có thể dẫn đến xung đột về văn hóa hoặc mất mát bản sắc địa phương nếu không có chính sách phù hợp.

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng việc sáp nhập phải được xem xét từ lợi ích quốc gia, thay vì chỉ đơn thuần là vấn đề hành chính. Ông nhấn mạnh, cần làm rõ các tiêu chí như số lượng tỉnh sau sáp nhập, diện tích, dân số, cơ cấu kinh tế và tiềm năng phát triển để đảm bảo hiệu quả dài hạn.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh cũng là một vấn đề lớn. Các tỉnh có điều kiện phát triển tốt hơn có thể phải gánh thêm trách nhiệm hỗ trợ các tỉnh kém phát triển. Trong khi đó, sự phân bổ ngân sách và đầu tư có thể gặp khó khăn do phải điều chỉnh lại các chính sách tài chính.

Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng việc sáp nhập không nên chỉ dựa vào các tiêu chí cơ học như diện tích và dân số, mà cần xác định các điểm chung về tiềm năng, thế mạnh sản xuất và lợi thế kinh tế để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Do đó, để quá trình sáp nhập diễn ra suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao, cần có một lộ trình thực hiện rõ ràng và hợp lý. Trước tiên, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định các tiêu chí phù hợp cho việc sáp nhập, đảm bảo tính khả thi và lợi ích lâu dài. Chính phủ cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cho địa phương trong giai đoạn chuyển đổi, đặc biệt là về hạ tầng, ngân sách và cơ chế quản lý hành chính.

Một yếu tố quan trọng khác là tăng cường sự đồng thuận từ người dân và doanh nghiệp. Việc sáp nhập cần được truyền thông rộng rãi, giải thích rõ ràng về lợi ích và tác động của quá trình này để tạo sự ủng hộ từ cộng đồng. Các chính sách phát triển cũng cần được quy hoạch lại một cách đồng bộ, tránh tình trạng phân tán nguồn lực, giẫm chân và chồng chéo trong quản lý.

Riêng đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc sáp nhập tỉnh có thể giúp giải quyết "bài toán" phát triển bền vững và tăng cường liên kết vùng. Nhiều chuyên gia cho rằng, sáp nhập các tỉnh nhỏ lẻ trong vùng có thể giúp tối ưu hóa quy hoạch, tránh tình trạng dàn trải nguồn lực. Từ đó, nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng giao thông và thủy lợi, những yếu tố then chốt cho sự phát triển nông nghiệp và logistics của khu vực.

Tại Phiên họp lần thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra chiều 11/3, các đại biểu đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.
Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Cập nhật lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đang triển khai các đề án hợp nhất cơ quan báo chí và xây dựng phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy.
Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần nâng cao nhận thức tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước trong dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng hai con số, phát triển bền vững.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Năm 2024 là năm thứ 3 tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số PAPI, đây là kênh thông tin quan trọng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở.
Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải sắp diễn ra tại Điện Biên. Đây là điểm nhấn kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

TP. Hải Phòng biến lợi thế của hai địa phương thành dư địa, động lực phát triển trong tương lai; duy trì chính sách ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển du lịch y tế tạo dư địa tăng trưởng du lịch, đóng góp tích cực vào mục tiêu kinh tế tăng trưởng 2 con số thời gian tới.
PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

PC Thanh Hóa đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định và liên tục trong mùa du lịch 2025.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

Sát ngày lễ 30/4 - 1/5, thị trường đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh nhộn nhịp, các mặt hàng cờ tổ quốc, băng rôn, áo cờ đỏ, sao vàng, đèn LED… hút khách.
Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Bình Dương chủ động ứng phó với phụ tải điện tăng cao

Dự báo phụ tải điện tăng cao mùa khô, ngành điện Bình Dương chủ động thực hiện giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, đồng thời thúc đẩy tiết kiệm điện.
Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Lãnh đạo Quảng Ngãi, Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum họp cho ý kiến về đề án và kế hoạch thực hiện sáp nhập tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.
Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Sáp nhập Hậu Giang và Sóc Trăng vào Cần Thơ: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Việc sáp nhập Sóc Trăng và Hậu Giang vào TP. Cần Thơ không chỉ tái cấu trúc hành chính, mà còn mở ra cơ hội để phát triển du lịch liên vùng.
TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

TP. Cần Thơ: Đề xuất tinh giản hơn 1.200 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Theo dự thảo đề án sáp nhập TP. Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, sẽ có 1.212 cán bộ dôi dư tại ba địa phương được đề xuất tinh giản.
Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Tỉnh uỷ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình nhất trí với việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Quảng Bình: Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập?

Chiều ngày 14/4, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị để cho ý kiến về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã.
Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

Hà Nội: Phê duyệt dự án xử lý nước thải Kiến Hưng

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông.
Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Cần Thơ công bố danh sách 32 xã, phường sau sáp nhập

Sở Nội vụ TP. Cần Thơ vừa có văn bản số 864/ TB - SNV về việc cung cấp thông tin 32 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 16 xã) sau khi sáp nhập, sắp xếp.
TP. Cần Thơ lấy ý kiến sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng

TP. Cần Thơ lấy ý kiến sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng

UBND TP. Cần Thơ vừa có văn bản gửi Hậu Giang và Sóc Trăng, về việc tổ chức tuyên truyền và lấy lấy ý kiến cử tri về dự thảo Đề án sắp xếp sáp nhập tỉnh.
Tàu Cảnh sát biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng

Tàu Cảnh sát biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng

Tàu BRP GABRIELA SILANG (OPV-8301) cùng đoàn công tác Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines thăm xã giao tại TP. Đà Nẵng.
TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa có kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, trong đó không thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh phải đi đầu về AI và dữ liệu số

Chủ tịch Quốc hội: Bắc Ninh phải đi đầu về AI và dữ liệu số

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sự phát triển của Bắc Ninh phải dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số toàn diện.
Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa hủy quyết định giao 86,5 ha đất Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu vì không đủ căn cứ, không đúng trình tự.
Mobile VerionPhiên bản di động