Thứ hai 18/11/2024 12:23

Lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu của Nga tác động như thế nào tới thị trường nhiên liệu?

Nga vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong 6 tháng để bù đắp cho nhu cầu ngày càng tăng trong nước, đồng thời nhằm bảo trì các nhà máy lọc dầu.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã thông qua đề xuất cấm xuất khẩu xăng dầu trong 6 tháng kể từ ngày 1/3/2024, quyết định này được đưa ra nhằm tăng hạn mức bán dầu diesel trên sàn giao dịch từ 12,5 lên 16%.

Đề xuất tạm thời cấm xuất khẩu xăng dầu và tăng tiêu chuẩn bán nhiên liệu diesel được Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đưa ra. Trong bức thư ngày 21/2, ông Novak lưu ý mùa nhu cầu nhiên liệu tăng cao sẽ sớm bắt đầu trên thị trường nội địa, gắn liền với giai đoạn canh tác mùa xuân, sửa chữa theo lịch trình tại các nhà máy lọc dầu, cũng như kỳ nghỉ Hè.

Nga vừa quyết định cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng tới nhằm bình ổn giá trong nước (Ảnh minh họa)

Để giải quyết nhu cầu cao điểm đối với các sản phẩm xăng dầu, cần thực hiện các biện pháp giúp ổn định giá trên thị trường sản phẩm xăng dầu trong nước”, ông Novak nhấn mạnh.

Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu tạm thời không áp dụng đối với khối lượng cung cấp đã thỏa thuận cho các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), Mông Cổ, Uzbekistan, Abkhazia và Nam Ossetia.

Biện pháp hiệu quả để điều tiết giá cả

Phó Tổng giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Nga, ông Alexander Frolov nhận định: “Nga đang dư thừa về sản xuất các sản phẩm dầu mỏ nói chung và xăng dầu nói riêng. Việc buộc phải cắt giảm sản xuất không gây ra sự gián đoạn nguồn cung cho thị trường nội địa. Nhưng tình hình hiện tại đã tạo ra nhu cầu bổ sung”.

Theo ông Frolov, cho đến nay lệnh cấm xuất khẩu không phải là vấn đề lớn vì nó chỉ dẫn đến việc giảm lợi nhuận của các trạm xăng. Nhưng trong thời kỳ nhu cầu gia tăng và việc các nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động để sửa chữa theo lịch trình, tình hình hiện tại có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng về giá. Rõ ràng, để tránh khủng hoảng, một lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu đã được đưa ra.

Ông Andrey Dyachenko, nhà phân tích về thị trường kinh tế vĩ mô, dầu và sản phẩm dầu mỏ cho biết: “Còn quá sớm để coi tình hình hiện tại trên thị trường là nghiêm trọng, nhưng rõ ràng là chính phủ đã tính đến những lời chỉ trích năm ngoái, vì vậy họ quyết định thực hiện các bước chủ động. Chu kỳ sản xuất không phù hợp là vấn đề, một mặt, nhu cầu tăng lên khi bắt đầu mùa đông, mặt khác việc sửa chữa nhà máy đã được lên kế hoạch. Tuy nhiên, khối lượng hiện tại được bán ra là đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước”.

Phó Chủ tịch ban giám sát của hiệp hội Đối tác đáng tin cậy, ông Dmitry Gusev đánh giá, chính phủ đã bắt đầu dập tắt các hiện tượng khủng hoảng có thể xảy ra trên thị trường nhiên liệu. Việc cấm xuất khẩu xăng dầu là cần thiết.

Doanh số bán dầu cũng đang tăng lên. Đây thực chất là biện pháp bình ổn thị trường. Lệnh cấm mang tính phòng ngừa và chủ yếu nhằm vào các nhà sản xuất nông nghiệp trước khi bắt đầu vụ trồng trọt. Tuy nhiên, vấn đề công bố lịch sửa chữa nhà máy lọc dầu vẫn chưa được giải quyết”, ông Gusev chỉ ra.

Theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nhu cầu nhiên liệu theo mùa sẽ sớm tăng ở thị trường nội địa

Trong khi đó, theo ông Evgeniy Mironyuk, chuyên gia thị trường chứng khoán tại BCS World of Investments: “Lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu là biện pháp hiệu quả để điều tiết giá cả. Hiệu quả trước hết là giá bán buôn sẽ giảm. Nếu chúng ta cố gắng ổn định giá bán buôn thì giá bán lẻ cũng sẽ giảm và ngừng tăng”.

Ông Nikita Blokhin, nhà phân tích cấp cao tại Ngân hàng Alfa bình luận: “Chúng tôi coi các biện pháp được thực hiện là hợp lý và đủ để ổn định giá cả trên thị trường nội địa, vì sản lượng xăng dầu trong nước đã vượt quá lượng tiêu thụ trung bình ngay cả trong lúc nhu cầu cao điểm”.

Chuyên gia của Ngân hàng Alfa nhận định, hạn chế xuất khẩu xăng dầu sẽ dẫn đến hình thành tình trạng dư thừa nhiên liệu động cơ trong nước. Động thái này sẽ ổn định thị trường nhiên liệu trước nhu cầu tăng theo mùa và về lâu dài có thể góp phần điều chỉnh giá bán buôn.

Rủi ro có thể xảy ra

Theo giới chuyên gia, bất chấp sự lạc quan trong dự báo nhưng họ vẫn cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra nếu lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu kéo dài.

Ông Dyachenko cho rằng, việc dừng xuất khẩu xăng dầu hoàn toàn có thể gặp rủi ro vì sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước.

Doanh thu và lợi nhuận giảm trong thời gian dài từ việc nhà máy lọc dầu buộc các công ty phải giảm sản lượng. Tất cả những điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu ngân sách mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, vì hoạt động trong các ngành khai thác và chế biến dọc theo chuỗi cung ứng sẽ tạo ra hoạt động trong các ngành liên quan”, ông Dyachenko giải thích.

Đối với doanh thu xuất khẩu của Nga, Ngân hàng Alfa không kỳ vọng sẽ có tác động đáng kể đến chỉ số này từ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu tạm thời.

Vì xăng không phải là mặt hàng xuất khẩu chính (hơn 90% khối lượng sản xuất được tiêu thụ ở Nga), chúng tôi không mong đợi sáng kiến ​​của chính phủ sẽ có tác động đáng kể đến khối lượng xuất khẩu hydrocarbon lỏng. Khối lượng xuất khẩu giảm có thể được thay thế bằng sự gia tăng nguồn cung xăng ở nước ngoài nhưng sẽ không có tác động đáng kể đến doanh thu xuất khẩu của Nga”, ông Blokhin kết luận.

Trước khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra, các nhà máy lọc dầu của Nga xuất khẩu khoảng 2,8 triệu thùng sản phẩm dầu/ngày. Theo dữ liệu từ ngân hàng Hà Lan ING, gần đây con số này đã giảm còn khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng Nga vẫn là một nhà cung cấp lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Ngoài ra, sản lượng xăng dầu tại Nga gần đây đã bị suy yếu khi loạt nhà máy lọc hoá dầu bị Ukraine tập kích bằng UAV.

Tính chung cả năm 2023, Nga xuất khẩu 5,76 triệu tấn xăng dầu các loại (tương đương 13% tổng sản lượng). Các nước nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Nga là Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Nigeria, Libya, Tunisia…

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/11/2024: Đức kêu gọi đối thoại với Nga-Ukraine; Moscow tập kích cơ sở năng lượng của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/11: Ukraine 'gặp khó' nơi tiền tuyến; Nga để mất vũ khí 'triệu đô'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/11/2024: Ukraine bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt; thời điểm đàm phán về Ukraine vẫn chưa đến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/11: Ukraine ồ ạt rút lui khỏi Kurakhovo; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Ấn Độ ‘mệt mỏi’ vì xung đột; Đức kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Toàn cảnh thế giới 15/11: Israel liên tục 'nã pháo' vào Beirut, Hezbollah sẵn sàng rút quân

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/11: Nga đã sẵn sàng đàm hoà; lính Ukraine đầu hàng tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/11/2024: Cựu quan chức NATO nêu 3 nhượng bộ của Nga; ông Zelensky công bố kế hoạch mới

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga