Thứ bảy 21/12/2024 18:01

Lễ tôn vinh "Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2022” diễn ra vào ngày 10/11

Chiều 12/10, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin chương trình Lễ tôn vinh "Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2022".

Nhằm tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội và phong trào an sinh xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố, sự phối hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội và Ban thi đua khen thưởng Thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội sẽ long trọng tổ chức Lễ tôn vinh "Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2022” với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp hội nhập, phát triển”.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ Tịch, Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí

Chương trình có sự hiện diện của lãnh đạo Trung ương, các Đại sứ quán, tham tán thương mại các nước, đại biểu thành phố, sở ngành, Hiệp hội các tỉnh thành, các đơn vị tài trợ, các đơn vị báo chí, truyền thông và đại diện của hơn 200 doanh nghiệp Thủ đô.

Theo kế hoạch, Lễ tôn vinh Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2022 sẽ được tổ chức vào 19h00 ngày 10/11/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh 1 - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ Tịch, Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội - cho biết, năm nay gần 200 doanh nghiệp đại diện cho hơn 351.000 doanh nghiệp Thủ đô sẽ đón nhận những phần thưởng cao quý cấp Nhà nước trao tặng gồm: Huân chương Lao động; Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Khen thưởng cúp Thăng Long; Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua của Thành phố Hà Nội; Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội; Bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Điểm đổi mới của chương trình năm nay, ban tổ chức sẽ thêm tiêu chí tôn vinh các doanh nghiệp có văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, góp phần thống nhất về nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, từ đó tạo nền tảng hình thành và phát triển văn minh kinh doanh của thành phố Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung. Trong đó, các doanh nghiệp có nhiều chương trình từ thiện ủng hộ đồng bào và các hoạt động khác nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua sản xuất kinh doanh, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Diễn đàn Văn hóa doanh nghiệp kết nối giao thương

Trong khuôn khổ buổi họp báo, đã diễn ra Diễn đàn Văn hóa doanh nghiệp kết nối giao thương. Tại đây, các diễn giả đã cùng nhau trao đổi, đánh giá vai trò văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; những nội dung cơ bản trong thực hiện văn hóa doanh nghiệp, thuận lợi và khó khăn; kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp;…

Đánh giá vai trò của văn hóa trong sự phát triển của doanh nghiệp, Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – nhận định, văn hóa là nền tảng của mọi sự phát triển và với doanh nghiệp thì văn hóa lại càng trở lên quan trọng. Bởi lẽ, chỉ có văn hóa mới giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh và bền vững. “Việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp gần như là tiêu chuẩn mang tính đạo đức trong sản xuất kinh doanh mà chúng ta cần quan tâm. Văn hóa là tinh hoa của đạo đức. Doanh nghiệp không có văn hóa thì không bao giờ có thể phát triển bền vững”, ông Lê Doãn Hợp chia sẻ.

Cũng theo Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, văn hóa doanh nghiệp tập trung vào 3 vấn đề chính gồm: Văn hóa của người đứng đầu; văn hóa thước đo về kinh tế cần minh bạch, rõ ràng, việc này cần quy chế quản lý nội bộ chặt chẽ; văn hóa ứng xử giữa con người với con người, từ người đứng đầu đến người cuối cùng trong bộ máy sản xuất phải ứng xử với nhau có văn hóa, tôn vinh nhau bằng văn hóa, sống với nhau bằng văn hóa.

Trong thời đại hiện nay chúng ta có công cụ để làm văn hóa doanh nghiệp dễ nhất, minh bạch nhất, trong sáng nhất đó là ứng dụng công nghệ thông tin. Khi ứng dụng công nghệ thông tin, mọi thước đo đều rõ ràng. Cần bắt đầu từ người đứng đầu và ứng dụng các thành tựu văn minh của khoa học công nghệ vào quản lý doanh nghiệp.

Có 3 trụ cột cao nhất của văn hóa và được coi là nền tảng của quốc gia gồm: Văn hóa gia đình là nền tảng của xã hội; văn hóa doanh nghiệp là nền tảng kinh tế của đất nước; văn hóa công sở và đạo đức công vụ là nền tảng chính trị. Khi xây dựng được 3 nền tảng này đất nước chúng ta sẽ thăng hoa. Một trong 3 nền tảng này không được chăm lo thì mục tiêu phấn đấu để trở thành đất nước văn minh và hiện đại vẫn là mục tiêu xa vời.

Tại Diễn đàn, các ý kiến cũng cho rằng, văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân là yếu tố then chốt tạo nên triết lý kinh doanh, niềm tin của khách hàng và là giá trị cốt lõi để doanh nghiệp xây dựng, giữ gìn, phát triển thương hiệu. Không một thương hiệu mạnh nào không được xây dựng trên một nền tảng văn hóa doanh nghiệp ngày càng vững chắc và hấp dẫn. Nói rộng ra, văn hoá chính là nền tảng phát triển của doanh nghiệp, khi nền tảng văn hoá vững thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Văn hóa tạo nên hình ảnh và thể hiện qua hình ảnh, diện mạo, thương hiệu đặc sắc của doanh nghiệp.

Doanh nhân, với vai trò là người thủ lĩnh của doanh nghiệp, chính là chủ thể mang tính hạt nhân quyết định, thúc đẩy quá trình này. Do đó, theo ông Mạc Quốc Anh, để xây dựng văn hoá kinh doanh, các doanh nghiệp cần tạo sự đồng nhất về tư tưởng, nhận thức trong giới doanh nhân cũng như toàn xã hội về các giá trị đạo đức mà doanh nhân cần tuân thủ, bắt đầu bằng việc xây dựng và khuyến khích thực hành quy tắc đạo đức doanh nhân.

Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội - cho biết, làm văn hóa trong doanh nghiệp đầu tiên là làm ra sản phẩm tốt, có thị trường để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để kết nối giữa sản phẩm và khách hàng một cách bền vững. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng, mô hình quản trị, văn hóa nền tảng cho sản phẩm… Sản phẩm văn hóa tinh thần mà các doanh nghiệp gửi gắm trí tuệ, sự tâm huyết là cốt lõi. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng chuỗi kinh tế khép kín cùng với việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh

J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải phục vụ mùa tết 2025

LG ra mắt điều hòa DUALCOOLTM AI AIR với làn gió thông minh, tiết kiệm điện năng và lọc khí toàn diện

VnExpress Marathon Hải Phòng 2024 thu hút nhiều Runner trong và ngoài nước tham gia

Vinataba và hành trình về đích với mức tăng trưởng ấn tượng 2 con số

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông