Thứ năm 14/11/2024 12:23

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định chi phí xử lý, tái chế rác thải điện tử

Chiều 13/6 tại Hà Nội, Bộ TN&MT và Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo quy định chi phí xử lý, tái chế rác thải điện tử (Fs).

Hội thảo về quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với rác thải điện tử được tổ chức nhằm lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề liên quan về dự thảo đề xuất định mức chi phí tái chế và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ xử lý chất thải (Fs).

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với hơn 50 doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế tham dự.

Hội thảo với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, chuyên gia trong nước và quốc tế

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Ông Nguyễn Thi – Vụ Pháp chế cho biết, trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu đã được quy định trong Điều 54, Luật Bảo vệ Môi trường 2020, theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế phải thực hiện tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc (khoản 1 Điều 54). Khoản 2 Điều này quy định các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế được lựa chọn thực hiện trách nhiệm tái chế theo một trong các hình thức bao gồm: (1) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì; hoặc (2) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.

Ông Hứa Phú Doãn – Phó Chủ tịch Hiệp hội tái chế chất thải, đơn vị tham gia tư vấn xây dựng Dự thảo cho biết: Qua quá trình triển khai khảo sát thực tế tại 33 cơ sở tái chế của nhóm chuyên gia tư vấn (chủ yếu tại khu vực phía Bắc), kết hợp với khảo sát tại 33 cơ sở (chủ yếu ở khu vực phía Nam) của Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam cho thấy, các chi phí thực tế của hoạt động tái chế là khác nhau giữa các cơ sở tái chế do nhiều yếu tố như: công nghệ, trang thiết bị, sản phẩm thị trường đầu ra, yêu cầu chất lượng phế liệu đầu vào khác nhau, hoạt động sản xuất liên tục hay không liên tục, chi phí nhân công tại các khu vực khác nhau, tỷ lệ nước tái sử dụng, v.v. dẫn đến khác biệt trong đề xuất chi phí liên quan giữa các nhóm.

Ông Hứa Phú Doãn – Phó Chủ tịch Hiệp hội tái chế chất thải phát biểu tại Hội thảo

Cùng với đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP lại có yêu cầu mức độ đầu tư công nghệ, thiết bị khác nhau, khiến cho chi phí định mức tái chế là khác nhau. “Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tái chế trực tiếp từ sản phẩm, bao bì thải sẽ có mức chi phí tái chế cao hơn nhiều so với việc sản xuất ra nguyên liệu phục vụ sản xuất, dù đây đều là các giải pháp tái chế được cho phép trong quy cách tái chế với sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII (Nghị định 08). Vì vậy, định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (Fs) được đề xuất xác định dựa trên tính toán định mức chi phí sản xuất ra các sản phẩm cơ bản của quá trình tái chế”- ông Hứa Phú Doãn chia sẻ.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Quảng – Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường đã trình bày cách tính Fs đối với các sản phẩm điện tử thải bỏ và chi phí quản lý hành chính dự kiến ở mức 3%.

Tuy nhiên ông Quảng cũng cho rằng, hiện các cơ sở xử lý rác thải điện tử tại Việt nam chỉ có phần tháo dỡ thủ công rồi chuyển đến đơn vị khác để tái chế khác. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tìm cách hóa giải cho các nhà tái chế, bằng cách phân loại các loại vật liệu có trong sản phẩm thải bỏ.

Tại Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở hạ tầng đầy đủ về phân loại và thu gom chất thải đã phân loại. Mặt khác do chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động phân loại, thu gom được ban hành nên việc xác định chi phí chỉ mang tính tương đối, dựa trên kết quả khảo sát tại các cơ sở trên thị trường hiện có nhằm hỗ trợ hệ thống thu gom tư nhân đang hoạt động hiệu quả và kết nối trực tiếp hệ thống này với các nhà tái chế. Chi phí thu gom, do vậy, chỉ xem xét đến các chi phí nhân công, vật tư tiêu hao và khấu hao trang thiết bị, không bao gồm chi phí thu mua phế liệu.”- ông Quảng nhấn mạnh.

Theo ông Quảng, Fs được xây dựng ở mức tháo dỡ, nếu tái chế cho một số sản phẩm kim loại như màn hình ti vi, bóng đèn huỳnh quang...Việt Nam chưa có công nghệ xử lý vì đây là chất thải nguy hại với các thành phần chính là thủy tinh, riêng đui nhôm của bóng đèn có thể tái chế nhưng tỷ lệ chiếm rất ít trong khi thủy tinh chiếm đến trên 90%.

Đối với sản phẩm điện tử, doanh nghiệp tái chế quan tâm đến kim loại quý chứa trong sản phẩm mà phần này chiếm tỷ lệ rất thấp, đơn cử như điện thoại di động, trong khi yêu cầu tái chế điện thoại phải đạt tỷ lệ trên 40%. “Do vậy đơn vị tư vấn đang đề xuất đưa vào nhóm sản phẩm chưa có công nghệ xử lý, hiện Việt Nam mới chỉ thu hồi một số kim loại phổ biến như: đồng, chì.. nhưng tỷ lệ không cao”- ông Quảng cho hay.

Chi phí thu gom cho các loại hình sản phẩm, bao bì thải do nhóm chuyên gia tư vấn và Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam đề xuất căn cứ trên đặc tính của sản phẩm, bao bì. Điều cần lưu ý ngoài nhóm bao bì, các sản phẩm còn lại trong Phụ lục XXII của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đều được xếp loại là chất thải nguy hại và cần được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

Tại hội thảo, đại diện Samsung Việt Nam đề nghị Chính phủ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cân nhắc mức phí với mặt bằng các quốc gia khác. Theo đại diện của Samsung, các quốc gia chỉ chênh lệch Fs vào khoảng 100%, còn theo dự thảo mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến hiện nay đã chênh từ 200% trở lên so với các quốc gia khác.

Đại diện Samsung cũng đặt ra câu hỏi nếu thực hiện tách từng phần sản phẩm điện tử thì chi phí tái chế có rẻ hơn không? Kết hợp với điều kiện xử lý chất thải nguy hại đi kèm với chất thải điện tử nếu như vậy có yêu cầu quá cao cho các công ty tái chế không? Vì không phải công ty nào cũng có thể tái chế được chất thải điện tử.

Góp ý tại hội thảo, các chuyên gia đề nghị Việt Nam nên đi từng bước, trước hết cần xây dựng khung chính sách; Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đưa ra quy trình xử lý chất thải nguy hại có trong sản phẩm thải bỏ, để từ đó có căn cứ tính giá thành tái chế, xử lý; tăng cường cơ sở hạ tầng về thu gom rác thải và tái chế; tạo ra cơ chế chính sách với những quy định thuận lợi cho tái chế, thu gom; cần có chính sách thu hút đầu tư cho tái chế…

Ban soạn thảo và nhóm chuyên gia tư vấn đã tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội để từ đó tiếp tục xem xét và có điều chỉnh phù hợp trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

Cụ thể chi tiết Thuyết minh Fs xem tại đây!

Theo đề xuất của Dự thảo Fs đơn vị tính là kg, đối với nhóm sản phẩm điện - điện tử, thiết bị nhiệt lạnh có Fs là 9.399 đồng/kg tái chế, Điều hòa không khí cố định, di động Fs là 12.746 đồng/kg tái chế, Màn hình và thiết bị chứa màn hình Fs là 13.230 đồng/kg tái chế, bóng đèn compact có Fs là 2.884 đồng/kg….

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên hành động hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon

Dự báo thời tiết mới nhất ngày 13/11/2024: Bão số 8 di chuyển chậm, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/11/2024: Bão số 8 đang mạnh nhất, di chuyển chậm và đổi hướng

Tin mới nhất hôm nay 13/11: Bão số 8 giật cấp 12 gây mưa bão lớn, biển động rất mạnh

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Vùng gần tâm bão số 8 Toraji, mưa bão, biển động rất mạnh

Tin bão mới nhất 12/11: Bão Toraji cơn bão số 8 trên Biển Đông suy yếu nhanh trong 2 ngày tới

Dự báo mới nhất diễn biến cơn bão số 7 Yinxing và bão Toraji, ngày mai bão Toraji giảm cường độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 11/11/2024: Bão số 7 gây mưa dông lớn, Trung Bộ có nơi trên 250mm

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/11/2024: Bão số 7 giật cấp 12, biển động rất mạnh

Ngành Công Thương: Nhận diện nguy cơ ô nhiễm, chủ động giải pháp ứng phó

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão TORAJI) mới nhất: Ngày mai Bão Toraji mạnh lên, giật cấp 16

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/11/2024: Bão số 7 giữ cường độ giật cấp 17, di chuyển chậm lại

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/11/2024: Mưa bão, biển động dữ dội do ảnh hưởng bão số 7

Bão số 7 đang ở cường độ mạnh nhất, giật trên cấp 17, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340km

Ngày hội Việt Nam Xanh: Doanh nghiệp chung tay hành động giảm phát thải, tái sử dụng sản phẩm

Bão số 7 tăng cấp, giật trên cấp 17 hướng vào miền Trung nước ta

Thời tiết biển hôm nay 9/11: Bão số 7 mạnh nhất, giữ cường độ giật cấp 17, biển động dữ dội

Tin bão trên Biển Đông (Cơn bão số 7) mới nhất hôm nay 9/11: Cường độ bão mạnh nhất vào hôm nay