Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến 2030.
Phát triển mô hình kinh tế mới, tạo động lực cho tăng trưởng 3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm cho phát triển bền vững

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 được xây dựng bám sát các quan điểm sau: Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung hòa các bon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và là trách nhiệm của toàn xã hội với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, cơ chế, định hướng, cung cấp thông tin, dữ liệu, tạo không gian, động lực và điều kiện cho quá trình chuyển đổi, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; quyền và lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân là động lực dẫn dắt thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là tiến trình dài và liên tục, cần được đánh giá và điều chỉnh trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa trong suốt quá trình thực hiện. Tận dụng tối đa lợi thế, tiềm năng, đặc điểm của các ngành, lĩnh vực, từng vùng, miền và địa phương để lựa chọn, nghiên cứu, thí điểm, nhân rộng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp, hiệu quả, giàu tính cạnh tranh.

Khuyến khích áp dụng, thử nghiệm cơ chế, chính sách mới, phát triển hạ tầng liên kết, đồng bộ giữa các vùng, miền, tổ chức, cá nhân trong thực hiện kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng thành quả khoa học và công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, gắn với áp dụng kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn thiết kế, sản xuất, phân phối, thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải.

Phát huy nội lực, tính độc lập, tự chủ trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, đồng thời tích cực tận dụng và thu hút các cơ hội, nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Thực hiện kinh tế tuần hoàn là tiến trình dài và liên tục, cần được đánh giá và điều chỉnh trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa trong suốt quá trình thực hiện; phát triển các thói quen tốt, bảo tồn và phát triển các nét văn hóa tốt trong sản xuất và tiêu dùng bền vững là điều kiện để duy trì tính bền vững trong thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên

Mục tiêu chung của Kế hoạch là: Hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên, nguồn nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế tối đa chất thải ra môi trường, thúc đẩy sự tái sinh của thiên nhiên trên cơ sở lựa chọn, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phổ biến và phù hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng về đổi mới, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn, gắn với thực hành tốt, tạo dựng văn hóa trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tiến tới hình thành xã hội tuần hoàn vật chất.

Mục tiêu đến năm 2025: Hoàn thành việc xây dựng, ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn của các ngành, lĩnh vực, địa phương; Thiết lập hệ thống tổ chức, quản lý, theo dõi, đánh giá, hỗ trợ và xây dựng khung giám sát chung về thực hiện kinh tế tuần hoàn; Kinh tế tuần hoàn được lồng ghép vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải ở các cấp, các ngành; Thiết lập cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn và phát triển mạng lưới kinh tế tuần hoàn.

Đến năm 2030: Hoàn thành việc xây dựng, ban hành hướng dẫn áp dụng thực hiện kinh tế tuần hoàn cho các ngành, lĩnh vực trọng tâm; Hình thành môi trường thể chế, hệ thống chính sách, pháp luật, khoa học công nghệ và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thiết thực, hiệu quả để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong áp dụng kinh tế tuần hoàn theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số; Phát triển các thói quen, thực hành tốt về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; phổ biến, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với lợi thế và đặc trưng của các ngành, lĩnh vực và từng địa phương; Hình thành các chuỗi cung ứng và thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu theo các sản phẩm, dòng chất thải trọng tâm theo các chiến lược, biện pháp và tiêu chí của kinh tế tuần hoàn đối với một số sản phẩm có tiềm năng hoặc tiêu hao nhiều nguyên liệu, vật liệu và năng lượng; Đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN; đóng góp đáng kể vào mục tiêu phục hồi xanh ở các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; Đóng góp vào thực hiện thành công các chủ trương, chính sách, mục tiêu quan trọng đã được đề ra trong các Văn kiện của Đảng; chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Các chỉ tiêu cụ thế đến năm 2030

Tại Dự thảo Kế hoạch cũng đặt ra các chỉ tiêu cụ thế đến năm 2030 như sau:

Về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo: Tổng giá trị sản xuất tạo ra trên 1 đơn vị tài nguyên khoáng sản sử dụng GDP phân theo loại khoáng sản chính (Tỷ VNĐ/1000 tấn hoặc tốc độ tăng của Mr/GDP giảm) đạt nhóm đầu ASEAN; Tổng giá trị sản xuất (GDP) tạo ra trên 1 đơn vị tài nguyên nước sử dụng phân theo các lưu vực sông chính (triệu m3/GDP) đạt nhóm đầu ASEAN; Công suất các nhà máy điện sinh khối, điện sản xuất từ rác đạt 2.270 MW (chiếm 1,5% tổng công suất các nhà máy điện); Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tính trên đơn vị GDP (KgOE/GDP) giảm dần theo các năm; Tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt 15-20%.

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt 15-20% ( Ảnh minh họa: Thu Hường)

Về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân người dân (kg/người/ngày) giảm dần theo các năm; Tỷ lệ rác thải hữu cơ ở được tái chế, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn đến năm 2030 đạt 100% ở đô thị, 70% ở nông thôn; Tỷ lệ rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 đạt trên 70%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm 10% - 15% so với năm 2020; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng tăng dần theo các năm; Tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng theo quy định tăng dần theo các năm; Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đến năm 2030 đạt trên 70%.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững: Số lượng việc làm mới được tạo ra từ thực hiện kinh tế tuần hoàn tăng dần theo các năm; Số lượng các mô hình sản xuất, kinh doanh áp dụng các giải pháp của kinh tế tuần hoàn tăng dần theo các năm; Số lượng các công nghệ, thiết bị, sản phẩm được chuyển giao ứng dụng, cấp bằng sáng chế về tái chế, tái sử dụng tăng dần theo các năm; Số lượng tổ chức tham gia vào tư vấn, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn tăng dần theo các năm.

Nhiệm vụ và ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn

Theo dự thảo Quyết định, nhiệm vụ và ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn gồm 03 phần chính sau:

Phần I. Nội dung chủ yếu của các hoạt động về nhiệm vụ và ngành lĩnh vực ưu tiên làm cơ sở triển khai đồng bộ các hoạt động, nhiệm vụ tại Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và định hướng, giải pháp ngành ưu tiên.

Nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gồm 5 chủ đề, 17 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể như sau:

05 chủ đề bao gồm: Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm 5 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 21 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể;

Quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn, bao gồm 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động động và 10 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể;

Tăng cường liên kết, hợp tác, giám sát, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn, bao gồm 3 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 8 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể.

17 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể theo 5 chủ đề được chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Vật liệu, sản phẩm, ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 được chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên được chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn lựa chọn các biện pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định tại các Điều 56, 57, Điều 138, 139 và 140 của Nghị định 08/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và hướng dẫn cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn tổ chức phối hợp với các cơ quan, hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện kinh tế tuần hoàn cho chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Phần II. Định hướng triển khai thực hiện: bao gồm các nội dung về trách nhiệm xây dựng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành và địa phương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện theo Kế hoạch thực hiện kinh tế tuần hoàn và bố trí nguồn vốn thực hiện hoạt động.

Phần III. Tổ chức thực hiện: bao gồm các nội dung về điều phối, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện kinh tế tuần hoàn; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tại dự thảo Quyết định có 02 Phụ lục kèm theo bao gồm: Phụ lục I. Danh mục các chương trình, nhiệm vụ, hoạt động thực hiện kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030; Phụ lục II. Danh mục các vật liệu, sản phẩm, ngành, lĩnh vực ưu tiên kèm theo lộ trình hướng dẫn thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Hiện nay Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đang được đăng tải lấy ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường mong nhận được ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Chi tiết nội dung dự thảo Kế hoạch tại đây.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải mã ngành kinh tế chăm sóc

Giải mã ngành kinh tế chăm sóc

Kinh tế chăm sóc là khái niệm mới tại Việt Nam, nếu được khai thác hợp lý sẽ có tiềm năng về tài chính và gián tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Kinh tế chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Sáng 14/3, Hội thảo "Đầu tư vào Kinh tế Chăm sóc: Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và tăng trưởng bền vững" đã được tổ chức tại Hà Nội.
Kiến trúc sư hiến kế cải tạo cảnh quan sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập

Kiến trúc sư hiến kế cải tạo cảnh quan sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập

Theo kiến trúc sư, khi cải tạo tòa Hàm Cá Mập, cần lưu ý về vấn đề gìn giữ giá trị văn hóa, tạo không gian di sản, hạn chế biển quảng cáo, kinh doanh.
Công điện của Thủ tướng về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Công điện của Thủ tướng về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện về tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững đáp ứng các chính sách xanh của EU.
LSP và 38 đối tác hướng đến sự phát triển bền vững

LSP và 38 đối tác hướng đến sự phát triển bền vững

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) cùng 38 đối tác đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tỉnh phía Nam đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội

Nhiều tỉnh phía Nam đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025, hàng loạt các dự án nhà ở xã hội tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An... được chấp thuận chủ trương và tìm nhà đầu tư.
Đà Nẵng phát động Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Đà Nẵng phát động Tết Trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 8/2, Khối các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ ra quân, phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh được coi là công cụ giúp doanh nghiệp phát triển và tạo ra những giá trị về chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao vị thế và thương hiệu.
Quảng Nam phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quảng Nam phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Sáng 4/2, tại khu vực núi Cấm (TP. Tam Kỳ), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025.
Giao thông điện và mục tiêu Net-zero của TP. Hồ Chí Minh

Giao thông điện và mục tiêu Net-zero của TP. Hồ Chí Minh

Theo chuyên gia, việc chuyển đổi phương tiện giao thông điện góp phần quan trọng để TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu Net-zero vào năm 2050.
Làng nghề lồng đèn truyền thống Hội An tất bật dịp Tết

Làng nghề lồng đèn truyền thống Hội An tất bật dịp Tết

Càng gần đến Tết, nhịp sống ở làng nghề lồng đèn truyền thống Hội An (tỉnh Quảng Nam) càng thêm tất bật. Đơn đặt hàng về liên tục, thợ làm nghề phải tăng ca...
Tuyên Quang: Minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công

Tuyên Quang: Minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị phục vụ kiểm kê tại tỉnh Tuyên Quang đã cơ bản hoàn thiện.
Quyết định thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G

Quyết định thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G

Thủ tướng ký quyết định thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (Hội nghị thượng đỉnh P4G).
Doanh nghiệp chủ động đưa công nghệ vào phát triển bền vững

Doanh nghiệp chủ động đưa công nghệ vào phát triển bền vững

Công nghệ đang được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Khởi động chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp về khí hậu

Khởi động chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp về khí hậu

Sáng 15/1, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện khởi động chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp về khí hậu.
Hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội năm 2025

Hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội năm 2025

Chiều 7/1, Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển tổ chức sự kiện khởi động các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội năm 2025 (Kick-off 2025).
Sản phẩm thủ công hấp dẫn người tiêu dùng Hà Nội

Sản phẩm thủ công hấp dẫn người tiêu dùng Hà Nội

Tối 4/1, tại buổi hòa nhạc Thanh Âm Xanh Concert 2025, nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉ mỉ, bắt mắt đã thu hút khán thính giả.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều cơ hội trong giao dịch tín chỉ carbon

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều cơ hội trong giao dịch tín chỉ carbon

TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn để tạo ra và giao dịch tín chỉ carbon, đây cũng là cơ hội và thách thức để Thành phố hướng đến mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.
Tối ưu hoá quy trình sản xuất để phát triển bền vững

Tối ưu hoá quy trình sản xuất để phát triển bền vững

Tối ưu hoá quy trình sản xuất, đầu tư công nghệ, áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng, hướng đến phát triển bền vững
Để vùng Đông Nam Bộ đạt Net Zero vào năm 2050

Để vùng Đông Nam Bộ đạt Net Zero vào năm 2050

Theo các chuyên gia, để vùng Đông Nam Bộ đạt Net Zero vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ, cần có các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho doanh nghiệp.
Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Để triển khai thành công thị trường carbon không đơn giản, ngoài hoàn thiện cơ chế chính sách, cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon.
TikTok Shop thúc đẩy chiến dịch GreenUP với hoạt động tham quan nhà máy Canifa

TikTok Shop thúc đẩy chiến dịch GreenUP với hoạt động tham quan nhà máy Canifa

Ngày 24/12, TikTok Shop tổ chức tour tham quan nhà máy GreenUP tại Canifa tìm hiểu về quy trình sản xuất và phát triển bền vững tại doanh nghiệp.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Bộ Tài chính cho biết khi xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Chuyển đổi xanh ESG, xây dựng mô hình dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi xanh gắn kết với địa phương, chìa khóa cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Mobile VerionPhiên bản di động