Thứ sáu 22/11/2024 04:39

Lào Cai: Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai phát triển mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở địa phương, trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thời gian qua có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đã hình thành ở nhiều địa phương, phát huy hiệu quả, trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Du khách trải nghiệm làm nông tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên. (Ảnh: Gordon Nguyễn)

Du lịch nông thôn ở Việt Nam thì có thể xếp vào 3 loại hình cơ bản là: Du lịch cộng đồng, du lịch canh nông và du lịch sinh thái. Trong đó, du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Du lịch canh nông hay du lịch trang trại nông nghiệp là du lịch ở vùng nông nghiệp được canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao; là hoạt động trải nghiệm tại trang trại trồng trọt hoặc chăn nuôi, bao gồm canh tác nông nghiệp, thưởng thức sản phẩm nông trại và lưu trú.

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch khai thác các nét nguyên bản chưa được khám phá hết trong cộng đồng; trong đó, cộng đồng địa phương là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay có 11 điểm du lịch cộng đồng, cùng với đó là hệ thống các làng, thôn, bản có thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch. Hầu hết các điểm du lịch cộng đồng tập trung chủ yếu ở Sa Pa, Bắc Hà và từng bước mở rộng sang Bát Xát, Bảo Yên.

Lào Cai hiện có 457 cơ sở homestay trong đó tập chung chủ yếu tại Sa Pa (355 hộ) huyện Bắc Hà (53 hộ), huyện Bát Xát (30 hộ), huyện Bảo Yên (18 hộ), thành phố Lào Cai (1 hộ). Các nhà nghỉ lưu trú tại gia cơ bản đã đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ lưu trú như: Chăn, ga, gối, đệm, buồng ngủ, nhà vệ sinh, bếp nấu ăn… đáp ứng nhu cầu tối thiểu khi khách lưu trú tại gia đình.

Tỉnh Lào Cai đang triển khai 8 mô hình thí điểm cấp tỉnh về du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn trong đó 1 mô hình do đơn vị cấp tỉnh chủ trì, 7 mô hình do đơn vị cấp huyện chủ trì…

Du khách ưa thích các điểm du lịch sinh thái và phát triển theo hướng bền vững của Lào Cai. (Ảnh: CPV)

Việc khai thác lợi thế sẵn có để phát triển du lịch ở địa phương thông qua các giá trị văn hóa, tập quán của người dân cũng được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Trong mấy năm trở lại đây, địa danh Nghĩa Đô của huyện Bảo Yên nổi nên với việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, tập quán của đồng bào dân tộc Tày cùng với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi trở thành điểm đến du lịch sinh thái không chỉ của du khách trong ngoài tỉnh mà còn thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan trải nghiệm.

Bên cạnh việc phát đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, việc xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP mang nét đặc trưng của từng địa phương để khách du lịch trải nghiệm, mua làm quà biếu, quà tặng trong thời gian qua được tỉnh Lào Cai tập trung thực hiện.

Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có 196 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 10 sản phẩm 4 sao và 186 sản phẩm 3 sao, với số lượng 94 chủ thể. Các sản phẩm này đang ngày càng dành được sự quan tâm, ưa chuộng của người tiêu dùng cũng như du khách tới tham quan tại Lào Cai.

Dù đạt được kết quả đáng khích lệ trong phát triển du lịch nông thôn, tuy nhiên địa phương xác định vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là việc phát triển loại hình du lịch canh nông do còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển, tiêu chí đánh giá chất lượng và năng lực quản lý.

Trước thực trạng đó, năm 2023, tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025.

Theo đó, tỉnh Lào Cai thực hiện 5 nhiệm vụ và giải pháp, đó là: Xây dựng các mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; Phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng; Truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn; Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn; Huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn. Trong đó đáng chú ý, tỉnh Lào Cai sẽ xây dựng 7 mô hình thí điểm phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai.

Theo bà Giàng Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai: Thời gian tới, Lào Cai sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc, gắn với văn hóa cộng đồng; nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phát triển du lịch văn hóa; đặc biệt phát huy vai trò và lợi ích của cộng đồng trong khai thác phát triển văn hóa với du lịch.
Linh Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế