Thứ năm 15/05/2025 07:52

Lạng Sơn: Tiêu hủy gần 900 mặt hàng thực phẩm online nhập lậu

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Lạng Sơn, mới đây, đơn vị đã tiến hành kiểm tra nhiều các cửa hàng kinh doanh online mặt hàng thực phẩm trên địa bàn thành phố. Qua đó đã phát hiện, buộc tiêu hủy gần 900 mặt hàng nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Cục QLTT Lạng Sơn về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các đối tượng sử dụng các tài khoản facebook, zalo để bán hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, Đội QLTT số 1 đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ nhằm nắm bắt thông tin, điều tra về một số cơ sở kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm nhập lậu trên mạng zalo, facebook trên địa bàn thành phố.

Công chức Đội QLTT số 1 kiểm tra hàng hóa vi phạm (Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn)

Theo đề xuất của kiểm soát viên thị trường, Đội QLTT số 1 đã xây dựng phương án, thẩm tra xác minh có căn cứ để ban hành quyết định kiểm tra đột xuất đối với 03 chủ hộ kinh doanh có tài khoản facebook có tên “S-SAN MART-Thiên đường ăn vặt” địa chỉ tại số 37, đường Phai Vệ, phường Vĩnh Trại; tài khoản zalo có tên “Ha” sử dụng số điện thoại 0982.750.943 có địa chỉ kinh doanh tại ki ốt số 40, chợ Giếng Vuông; tài khoản zalo có tên “Thắm” sử dụng số điện thoại 0987.295.110 có địa chỉ kinh doanh tại ki ốt số 28, chợ Giếng Vuông.

Ngày 16/4/2020 Đội QLTT số 1 đã tiến hành đồng loạt 03 vụ việc kiểm tra đột xuất tại địa chỉ số 37, đường Phai Vệ do Ngô Hồng Nhung là chủ hộ kinh doanh; Ki ốt số 40, Chợ Giếng Vuông chủ hộ kinh doanh là ông Đỗ Xuân Long và Ki ốt số 28, chợ Giếng Vuông chủ hộ kinh doanh là bà Đỗ Thị Thắm.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện tại 03 cửa hàng có các mặt hàng sản xuất ngoài Việt Nam gồm các mặt hàng: Bim bim, Kẹo dẻo, Bánh mô chi, nước giải khát, thạch trái cây, mỳ cốc, Xì dầu, Hạt hướng dương có nguồn gốc chủ yếu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Các chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Đội QLTT số 1 đã tiến hành lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 9,2 triệu, buộc tiêu hủy 867 đơn vị sản phẩm hàng nhập lậu có trị giá 20.682.000 đồng. Đồng thời, yêu cầu các đối tượng chấm dứt ngay việc sử dụng các tài khoản zalo, facebook các nhân để bán các loại hàng hóa kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 4 doanh nghiệp tại Hà Giang

Tạm hoãn xuất cảnh 5 đại diện doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế

Đề nghị truy tố ông Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Độ Quý tại Thanh Hóa

Buộc di dời Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Tân Đông Dương

Tạm hoãn xuất cảnh 4 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ tại Bạc Liêu