Lạng Sơn: Mục tiêu đến năm 2030 không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn

Công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và toàn xã hội quan tâm thực hiện đồng bộ, tích cực, góp phần thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững.

Đạt và vượt 7/8 mục tiêu đề ra

Theo tỉnh ủy Lạng Sơn, cùng với triển khai đầy đủ các chính sách của Trung ương, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch và các chính sách đặc thù của tỉnh để hỗ trợ công tác giảm nghèo, giải quyết kịp thời các vấn đề cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, thôn, xã và huyện nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, khám, chữa bệnh, học tập, vay vốn, đầu tư hạ tầng cơ sở.

Lạng Sơn: Mục tiêu đến năm 2030 không còn huyện nghèo
Mô hình chăn nuôi khép kín tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân

Đồng thời quan tâm dành một phần ngân sách để thực hiện các nội dung đối ứng vốn tín dụng, xây dựng hạ tầng cơ sở, thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù, bảo đảm sử dụng vốn huy động đúng mục đích, đối tượng, đã góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của một bộ phận người dân thuộc hộ nghèo, người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng an toàn khu, khu vực biên giới.

Nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân tham gia vào công tác giảm nghèo được nâng lên, nhiều hộ nghèo đã có chuyển biến nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững.

Kết quả, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU, ngày 2/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, đạt và vượt 7/8 mục tiêu nghị quyết đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đã giảm từ 25,95% xuống còn 7,88%, bình quân giảm 3,61%/năm.

Tuy nhiên, tỉnh ủy Lạng Sơn thừa nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo của tỉnh còn một số hạn chế, đó là: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất chưa hiệu quả, do đa số người nghèo còn thiếu kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn và kinh nghiệm làm ăn.

Một số nơi giữ tập quán canh tác cũ, lạc hậu; các hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi nhỏ, lẻ, manh mún; sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi chưa tìm được đầu ra, chưa tạo được sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, chưa hình thành chuỗi liên kết giá trị nên hiệu quả thoát nghèo gắn với hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế bền vững cho người nghèo còn thấp. Việc xây dựng, áp dụng chuẩn nghèo, bình xét, công nhận hộ nghèo ở một số địa bàn còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng xác nhận hộ nghèo chưa thực sự chính xác, khách quan.

Nguyên nhân của những hạn chế trên do một số nơi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát việc thực hiện thoát nghèo; chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm nghèo. Công tác tuyên truyền có lúc, có nơi chưa thường xuyên, hiệu quả.

Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; phương thức thực hiện chưa sát với điều kiện cụ thể của từng địa bàn. Một số cơ chế, chính sách đầu tư phát triển đã hướng vào trợ giúp các huyện nghèo, xã khó khăn nhưng chưa trọng tâm, trọng điểm, còn phân tán, dàn trải.

Một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo, chưa chủ động, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. Công tác sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả còn hạn chế.

Mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững

Theo Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành mới đây đã đặt mục tiêu thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tối đa tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm trở lên (riêng các huyện nghèo giảm trên 5%/năm) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021- 2025; phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% hộ gia đình người có công với cách mạng thoát nghèo, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân khu vực nơi cư trú.

100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ mức đóng thẻ bảo hiểm y tế và được hỗ trợ chăm sóc tại các cơ sở y tế.

Đồng thời, phấn đấu 100% trẻ em thuộc hộ nghèo từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi được đi học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi; 95% hộ nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi từ 16 - 30 tuổi được tham gia các khóa đào tạo hoặc được cấp chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng.

85% hộ nghèo sống trong ngôi nhà thuộc loại bền chắc và có diện tích nhà ở bình quân đầu người từ 8m2 trở lên; 99% trở lên hộ nghèo được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; phấn đấu 50% hộ nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 98% trở lên hộ nghèo sử dụng dịch vụ viễn thông và 100% hộ nghèo có phương tiện, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 01 huyện nghèo thoát nghèo. Đến năm 2030 cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Để hoàn thành mục tiêu, tỉnh Lạng Sơn sẽ thực hiện 5 nhiệm vụ, giải pháp gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan dân cử trong công tác giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó, thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2021 - 2025 góp phần giảm các chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản; tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vững.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

TP. Hồ Chí Minh không chỉ lưu giữ những dấu ấn lịch sử mà còn là nơi hun đúc những con người kiệt xuất, đầy trí tuệ, nghị lực, giàu lòng yêu nước và nghĩa hiệp.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tạm dừng việc xét tuyển viên chức tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại trực thuộc Sở năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

Nếu coi đô thị là một thực thể sống và luôn phát triển thì những “bản sắc văn hóa” của đô thị chính huyết mạch của thực thể đó.
Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Hiện nay, cà phê Đắk Nông đã xuất khẩu đến 35 quốc gia trên thế giới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc

Tối ngày 31/3, chuyến bay VJ7173, TPE-VDH cất cánh từ sân bay quốc tế Đài Bắc lúc 16h40 đã đến Cảng hàng không Đồng Hới vào lúc 19h40 với 38 hành khách
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trà Vinh, Vĩnh Long: Hai lần sáp nhập tỉnh, hai tên khác nhau

Trong quá khứ, Trà Vinh và Vĩnh Long từng hai lần sáp nhập tỉnh với hai tên là tỉnh Vĩnh Trà (giai đoạn 1951 - 1954) và tỉnh Cửu Long (giai đoạn 1976 - 1991).
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
300 vận động viên đạp xe xuyên biên giới: Gắn kết hữu nghị Việt - Trung

300 vận động viên đạp xe xuyên biên giới: Gắn kết hữu nghị Việt - Trung

300 vận động viên Việt Nam -Trung Quốc đạp xe qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc)- Hoành Mô (Việt Nam) đến huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.
Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 1/4 đến 3/4/2025, cập nhật mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 1: Khát vọng đổi mới

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 1: Khát vọng đổi mới

Nửa thế kỷ sau ngày thống nhất, TP. Hồ Chí Minh đã bứt phá ngoạn mục, từ một đô thị chịu nhiều tổn thất sau chiến tranh, trở thành đầu tàu kinh tế cả nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Rác ở Côn Đảo đang chất cao như núi, mỗi ngày phát sinh thêm hơn chục tấn. Nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước ngầm đang hiện hữu ở vùng đất này.
Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Nhiều sản phẩm OCOP đã được trưng bày, giới thiệu trong khuôn khổ Hội trại Văn hóa diễn ra dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (Lễ hội Đền Hùng năm 2025).
Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Ngày 30/3 tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thanh tra tỉnh Hòa Bình cùng các nhà tài trợ đã khám, cấp thuốc miễn phí cho gần 600 người nghèo.
Quảng Ninh: Tăng sức hút du lịch từ vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh: Tăng sức hút du lịch từ vịnh Bái Tử Long

Chiều 29/3, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị phát triển du lịch vịnh Bái Tử Long; đây là cơ hội nhằm tăng sức hút du lịch, phấn đấu đón 20 triệu lượt khách.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

Trong giai đoạn 1976 - 1996, Bạc Liêu và Cà Mau từng được sáp nhập thành tỉnh Minh Hải để phù hợp với điều kiện hành chính và phát triển kinh tế.
Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã bám sát các chỉ đạo và nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chống khai thác IUU.
Quảng Ninh: Khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Quảng Ninh: Khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Sáng 29/3, tỉnh Quảng Ninh khai trương các hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn. Ông Phạm Văn Thủy - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Việt Nam tới dự.
Mobile VerionPhiên bản di động