Làm việc từ xa giữa thời dịch virus corona: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Hiện nay, thông qua các dịch vụ đám mây và các ứng dụng nhắn tin tức thời, hầu hết các công ty đều có khả năng giao tiếp, làm việc từ xa. Tuy nhiên, làm thế nào để duy trì năng suất lâu dài khi nhiều người làm việc từ xa và quy mô ngày càng tăng, kiến trúc và cấu hình của file server sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất, vì chi phối việc quản lý dữ liệu của doanh nghiệp.
Ảnh minh họa |
Điều đáng chú ý là việc trao đổi dữ liệu thường được các doanh nghiệp coi là dịch vụ cần được giám sát nhất. Hiện nay, có nhiều phần mềm có thể giúp doanh nghiệp quản lý và chia sẻ dữ liệu, song an toàn thông tin là yếu tố đáng quan tâm. Ví dụ như dịch vụ đám mây công cộng rất tiện lợi, nhưng không thể đảm bảo quyền riêng tư, có thể xảy ra sự cố rò rỉ dữ liệu nội bộ.
Do đó, các doanh nghiệp nên thiết lập kiến trúc file server của riêng mình hoặc áp dụng giải pháp giao thoa, kết hợp giữa server riêng và đám mây công cộng, lưu trữ dữ liệu cơ mật trong hệ thống riêng và tải dữ liệu thứ yếu lên đám mây công cộng để giảm nguy cơ rò rỉ tập tin bí mật.
Đối với file server truyền thống sử dụng giao thức Windows SMB, giới hạn truy cập từ xa luôn là trở ngại. Các doanh nghiệp không thể đối phó với xu hướng làm việc từ xa, vì không có khả năng đồng bộ hóa và chia sẻ tệp giữa nhiều văn phòng. Mặt khác, các mô hình SaaS (Software-as-a-Service) trên đám mây đáp ứng các thách thức này thường gặp phải các vấn đề khác, bao gồm chi phí quá cao, rò rỉ dữ liệu...
Ngoài ra, những năm gần đây có nhiều sự cố nhiễm ransomware (mã độc tống tiền), làm hại dữ liệu và hạn chế quyền truy cập thiết bị thông qua các giao thức Windows SMB. Nhiều cơ quan chính phủ và các công ty hệ thống công nghệ thông tin trên toàn thế giới đã bị phá vỡ. Do đó, giải pháp linh hoạt và năng động như NAS (Network Attached Storage) sẽ mang lại ích lợi cho các doanh nghiệp.
Giải pháp lý tưởng phải cho phép nhân viên tự xử lý dữ liệu một cách an toàn và tiện lợi, bao gồm khôi phục các tệp bị mất, các tệp được đồng bộ hóa khắp nơi trên thế giới và truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo an toàn thông tin và không cần phải phụ thuộc nhiều vào nhân viên IT.