Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả

Sáng 9/11 sau phiên làm việc toàn thể tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi).
Luật Việc làm (sửa đổi): Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam luôn bảo đảm tỷ lệ dân số có việc làm thuộc nhóm cao trên thế giới Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% tiền lương tháng

Thiếu vắng lao động nước ngoài

Góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Yến – Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Tôi thống nhất với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Việc làm năm 2013 để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; phù hợp các tiêu chuẩn, thông lệ và cam kết trong lĩnh vực việc làm; khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Việc làm; thực trạng và xu hướng thị trường lao động Việt Nam, những yêu cầu mới về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm theo nội dung Tờ trình của Chính phủ để giải quyết các hạn chế, bất cập trong thực tiễn về quản lý lao động, chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó có lao động yếu thế, lao động nghèo, lao động nông thôn, người thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho lao động khu vực phi chính thức….

NGuyen Thi Yen gop ý Luật Viêc làm
Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu góp ý vào dự thảo Luật Viêc làm (sửa đổi) (Ảnh: Thu Hường)

Tuy nhiên liên quan về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Điều 2 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Yến cho hay, dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi áp dụng đến các đối tượng là “người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức có liên quan”. Tuy nhiên, đối tượng là lao động nước ngoài đang thiếu vắng trong quy định. Thực tế, lực lượng lao động nước ngoài hiện diện ngày càng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt trong các ngành đòi hỏi tay nghề cao.

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ người lao động là công dân nước ngoài có bắt buộc tuân thủ quy định của Luật Việc làm, cũng như đảm bảo các quy định của Luật phù hợp với các cam kết quốc tế. Việc thiếu quy định này có thể gây ra sự lúng túng trong thực hiện, đồng thời, không đảm bảo sự đồng bộ với Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội, nhất là khi hai luật này đã có quy định về lao động nước ngoài.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Khang Thị Mào – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cho rằng Điều 2 dự thảo Luật quy định: “Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm”. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 3 về giải thích từ ngữ, dự thảo Luật quy định “Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc, trừ trường hợp lao động chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Lao động”.

Đại biểu Khang Thị Mào
Đại biểu Khang Thị Mào – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái (Ảnh: Hạnh Nhung)

Đại biểu Khang Thị Mào cho rằng, theo quy định trên, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật được hiểu là chỉ áp dụng với người lao động là công dân Việt Nam. Nhưng thực tế thị trường lao động, việc làm bao gồm cả người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, đề nghị nghiên cứu, sửa đổi theo hướng đối tượng lao động bao gồm cả người nước ngoài.

Chính sách đặc thù cho vùng khó khăn

Liên quan đến Điều 11 và 18 về chính sách cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài, đại biểu Nguyễn Thị Yến cho rằng, đây là một chính sách đầy tiềm năng, nhưng trong dự thảo còn chưa đủ chi tiết về cách thức triển khai và nguồn vốn, đặc biệt đối với các địa phương khó khăn về ngân sách.

“Đi làm việc ở nước ngoài, không chỉ tạo ra thu nhập, nâng cao tay nghề mà còn góp phần giảm tải áp lực lao động trong nước”- đại biểu Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh và đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung đánh giá tác động và quy định rõ ràng về việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương, ưu tiên cho các vùng khó khăn và chính sách hỗ trợ bền vững hơn. Chính sách này, nếu được thiết kế chặt chẽ, có thể trở thành đòn bẩy kinh tế và xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn.

Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả
Sáng 9/11 các đại biểu thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) (Ảnh: Thu Hường)

Liên quan đến vấn đề này, qua tiếp xúc cử tri cũng như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đại biểu Bố Thị Xuân Linh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận cho biết, thực tế có một số trường hợp người lao động vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Nhưng vì một số lý do khách quan, bất khả kháng như dịch bệnh, chiến tranh, người lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn, dẫn đến khi về nước không có việc làm, không có thu nhập để trả nợ cho khoản vay trước đó.

Để giải quyết thực trạng trên, đại biểu đề nghị bổ sung điều khoản quy định theo hướng: đối với trường hợp lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động và về nước trước thời hạn thì cần có chính sách hỗ trợ như giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất… cho các khoản vay trước đó để đi lao động ở nước ngoài; hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong nước để có nguồn thu trả nợ.

Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả
Đại biểu Bố Thị Xuân Linh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận (Ảnh: Hạnh Nhung)

"Có như vậy, chính sách Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 18 dự thảo Luật mới thật sự đi vào cuộc sống", đại biểu Bố Thị Xuân Linh nhấn mạnh.

Đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí

Liên quan đến quy định tại Điều 41 của dự thảo Luật về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đại biểu Nguyễn Thị Yến khẳng định, dự thảo chưa làm rõ về việc công nhận kỹ năng nghề cho những người lao động đã có bằng cấp hoặc tay nghề cao, nhưng không qua đào tạo chính thức trong nước, mà chỉ quy định đối với trường hợp “công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề quốc gia giữa Việt Nam với quốc gia khác”.

Như vậy, việc yêu cầu đánh giá lại đối với tất cả lao động, kể cả những người có chứng chỉ quốc tế hoặc kinh nghiệm dày dặn đối với những quốc gia chưa được công nhận và thừa nhận với Việt Nam có thể gây lãng phí nguồn lực và thời gian.

Từ phân tích trên, đại biểu nghị Ban soạn thảo cần bổ sung quy định công nhận lẫn nhau giữa chứng chỉ kỹ năng nghề của Việt Nam với tất cả các quốc gia trong khu vực và quốc tế mà Việt Nam có thiết lập quan hệ ngoại giao, nhằm tăng tính linh hoạt và tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

“Cần cân nhắc làm rõ việc công nhận kỹ năng nghề đối với người lao động có bằng cấp đại học, cao đẳng hoặc chuyên môn cao, để tránh việc yêu cầu họ phải đánh giá lại kỹ năng nghề.”- đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị và cho rằng điều đó sẽ giúp người lao động có trình độ cao tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời đảm bảo hệ thống chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, từ điều 27 -32 về hệ thống thông tin thị trường lao động, để tránh chồng chéo thông tin và chi phí, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần được quy định rõ phải tích hợp với dữ liệu của bảo hiểm xã hội, dân cư, thuế và các cơ sở dữ liệu lao động khác để cung cấp cái nhìn toàn diện về cung cầu lao động. Việc thiếu liên thông dữ liệu có thể gây ra lãng phí, kém hiệu quả trong việc quản lý và hoạch định chính sách.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Lò Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cho hay: Việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động của các tổ chức, cá nhân từ trước đến nay chưa thông suốt, chưa được quan tâm đầu tư phát triển trên phạm vi toàn quốc dẫn đến sự đứt gãy thông tin thị trường lao động nhất là trong đại dịch Covid-19 cũng như sự đứt gãy thông tin về các lĩnh vực, ngành, nghề mà người lao động đang làm việc, mong muốn làm việc và xu hướng đầu tư của doanh nghiệp, hoặc thông tin doanh nghiệp cần tuyển dụng, thông tin người lao động cần tìm việc, thông tin về đào tạo nghề, trình độ nghề...

Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả
Đại biểu Lò Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang (Ảnh: Thu Hường)

Đại biểu Lò Thị Việt Hà mong muốn Ban soạn thảo thiết lập hệ thống tin sao cho đảm bảo sự công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và dự báo thị trường lao động đa tầng, đa lĩnh vực theo ngành nghề và cấp trình độ để phục vụ người lao động, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phục vụ người sử dụng lao động cần tuyển dụng lao động nhất là theo ngành nghề, theo vùng như yêu cầu hiện nay.

Trong khi đó, đại biểu Điểu Huỳnh Sang- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước đề nghị Ban soạn thảo rà soát, quy định rõ phạm vi điều chỉnh để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật giữa Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với các Luật có liên quan như Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… Rà soát tính tương thích quy định các điều khoản dự thảo Luật đối với thực hiện các cam kết quốc tế, điều ước quốc tế trong lĩnh vực lao động và việc làm

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động