Thứ tư 13/11/2024 14:01
Phiên họp thứ 42 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc giao VCCI thực hiện thu phí cấp ATA carnet

Ngày 11/02, tiếp tục Phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện cơ chế tạm quản hàng hoá theo Công ước Istanbul (Công ước về cơ chế tạm quản hàng hoá) với đa số ý kiến tán thành. 

Tuy nhiên, các thành viên UBTVQH đề nghị Chính phủ cần báo cáo đánh giá tác động cụ thể về thủ tục hành chính và chi phí đối với Nhà nước, doanh nghiệp,… và làm rõ cơ sở khoa học trong việc giao VCCI thực hiện thu phí cấp ATA carnet.

Nội luật hoá, tạo cơ sở thực hiện đầy đủ Công ước Istanbul

Trước khi thảo luận, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình của Chính phủ về phê duyệt Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul, Thứ Trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai sơ lược, Công ước Istanbul được ký kết ngày 26/6/1990, có hiệu lực từ ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).

Khẳng định sự cần thiết phải ban hành Nghị định, song các thành viên UBTVQH đề nghị Chính phủ cần đánh giá tác động, nhất là về thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ… đối với cả Nhà nước và doanh nghiệp

“Ngày 26/9/2017, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có Thông báo số 1134/TB-TTKQH nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc Việt Nam gia nhập Công ước Istanbul” – Thứ trưởng Mai nói và cho biết, Việt Nam đã chính thức là thành viên Công ước Istanbul từ ngày 03/7/2019.

Về nội dung cơ bản của Công ước Istanbul, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Công ước gồm 05 Chương, 34 Điều quy định về nguyên tắc cơ bản; những điều khoản thiết yếu để Công ước được áp dụng nhất quán; các điều khoản về: phạm vi, cấu trúc cơ chế quản lý, gia nhập và sửa đổi Công ước... Bên cạnh đó còn có 13 phụ lục quy định chi tiết cho từng nhóm mặt hàng cụ thể.

“Nội dung về cơ chế tạm quản hàng hóa là hàng hóa được phép tạm nhập vào hoặc tạm xuất ra khỏi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện chủ hàng phải bảo đảm tái xuất hoặc tái nhập hàng hóa trong thời hạn nhất định” – Thứ trưởng Mai nói và cho biết thêm, cơ chế tạm quản vận hành dựa trên hệ thống Sổ Tạm quản (ATA carnet), đây là bộ chứng từ hải quan duy nhất được quốc tế công nhận và được dùng để thay thế tờ khai hải quan áp dụng đối với hàng hóa đi lại theo chế độ tạm quản giữa các thành viên tham gia Công ước Istanbul.

Về tính cần thiết của việc ban hành Nghị định của Chính phủ nhằm thực hiện các cam kết quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh, ngoài mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, áp dụng biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển thương mại quốc tế thì mục đích hướng đến là việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đó, Dự thảo Nghị định bao gồm các hướng dẫn về thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát hải quan; thủ tục cấp và hoàn trả ATA carnet; bảo đảm thuế, phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước này.

Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc giao VCCI thực hiện thu phí cấp ATA carnet

Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị định, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội – cho biết, Cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành sự cần thiết phải ban hành Nghị định với quan điểm hàng hóa tạm quản phải được đặt dưới chế độ bảo đảm. Tuy nhiên, Cơ quan thẩm tra đề nghị, Chính phủ cần có báo cáo đánh giá tác động cụ thể về thủ tục hành chính cũng như những tác động của các quy định về chi phí đối với Nhà nước, doanh nghiệp và cả cơ quan bảo đảm là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ Chính phủ cần quy định ngay trong Nghị định này nội dung đồng tiền bảo lãnh là đồng Việt Nam đối với các trường hợp hàng hóa tạm xuất từ Việt Nam, còn các trường hợp khác thì đồng tiền bảo lãnh phải thực hiện theo quy định của nước đi.

Cũng theo Cơ quan thẩm tra, Chính phủ cần làm rõ hơn nội dung quy định về thời hạn tạm quản hàng hoá, trong đó, cần bổ sung quy định về thời hạn sử dụng ATA carnet. Riêng nội dung quy định giao cho VCCI là cơ quan cấp ATA carnet và thực hiện thu phí cấp ATA carnet, Cơ quan thẩm tra cho rằng, Chính phủ cần phân tích rõ ràng hơn về cơ sở khoa học và thực tiễn bởi về bản chất đây là hoạt động cung cấp dịch vụ công và hiện đang thuộc trách nhiệm của cơ quan hải quan. Hơn nữa, Công ước Istanbul không quy định cụ thể về vấn đề này.

Trong phần thảo luận, các Uỷ viên UBTVQH cơ bản tán thành việc ban hành Nghị định của Chính phủ để hướng dẫn thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul nhằm nội luật hóa Công ước mà Việt Nam đã tham gia.

Tuy nhiên, cũng như Cơ quan thẩm tra đã đề nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ cần làm rõ hơn các nội dung trong Dự thảo Nghị định.

Cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề liên quan đến việc phân công cho cơ quan cấp ATA carnet với khẳng định: “Vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà do Chính phủ phân công”.

Ngoài ra, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, phi cấp ATA carnet là một loại phí hải quan nằm trong danh mục phí và lệ phí do Chính phủ hướng dẫn, do đó, không cần ban hành danh mục phí mới. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có thông báo cho Chính phủ để ban hành Nghị định này” - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kết luận.
Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024

Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm Chile, lên đường thăm Peru và dự APEC 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận ký kết hợp tác truyền thông với Báo Công Thương

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 phấn đấu tăng trưởng 7-7,5%

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Bộ Thông tin và Truyền thông: Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ chủ quyền của mình trên không gian mạng

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là 'con sâu làm rầu nồi canh'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động giúp thị trường trong nước là "bệ đỡ" vững chắc cho tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Chile

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font