Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font

Sáng 11/11, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp riêng, cùng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Viện Văn hoá Hữu nghị Chile - Việt Nam Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric Font đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, cùng nhau đánh giá tình hình phát triển của quan hệ song phương, trao đổi về phương hướng và các biện pháp nhằm tiếp tục đưa mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Chile ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất, hướng tới nâng tầm quan hệ trong thời gian tới, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font
Tổng thống Chile Gabriel Boric Font và Chủ tịch nước Lương Cường chụp ảnh chung trước khi hội đàm. Ảnh: Lâm Sáng/TTXVN

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Chile, Tổng thống Gabriel Boric Font nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Chile, khẳng định chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là chuyến thăm Chile đầu tiên ở cấp Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam trong vòng 15 năm qua; tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo động lực mạnh mẽ, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Tổng thống Chile bày tỏ khâm phục và ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử đấu tranh anh hùng vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây của nhân dân Việt Nam cũng như trước những thành tựu trong xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam ngày nay, đặc biệt trong quá trình đổi mới, coi đây là kinh nghiệm quý Chile có thể tham khảo, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Tổng thống khẳng định Chile luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Chile kỷ niệm 10 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương và hai nước cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chủ tịch nước Lương Cường chân thành cảm ơn Tổng thống Gabriel Boric Font, Nhà nước và nhân dân Chile về sự đón tiếp trọng thị dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác toàn diện Việt Nam-Chile, quốc gia đầu tiên tại Nam Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (25/3/1971); cảm ơn sự ủng hộ quý báu của nhân dân Chile dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ngày nay.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font hội đàm. Ảnh: Lâm Sáng/TTXVN

Chủ tịch nước chia sẻ chuyến thăm lần này nhằm khẳng định thông điệp Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ Đối tác toàn diện với Chile và có ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra trong dịp kỷ niệm 55 năm cuộc gặp lịch sử giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Tổng thống Salvador Allende vào ngày 23/5/1969 tại Hà Nội. Cuộc gặp đã đặt nền móng cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1971, cũng như cho sự phát triển mối quan hệ Việt Nam-Chile ngày nay.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ hai nước ngày càng phát triển thông qua việc duy trì trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội và địa phương; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có như Hội đồng Thương mại Tự do, Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao.

Hai bên ghi nhận quan hệ kinh tế, thương mại tiếp tục được củng cố trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức; Chile là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Chile tại ASEAN.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc Việt Nam chính thức thành lập Cơ quan Tuỳ viên quốc phòng tại Chile, qua đó góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font
Chủ tịch nước Lương Cường và thành viên đoàn Việt Nam tại hội đàm. Ảnh: Lâm Sáng/TTXVN

Hai bên đánh giá cao quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn liên khu vực, nhất là tại Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC), ASEAN-Liên minh Thái Bình Dương...

Hai bên nhất trí cần tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và cùng quan tâm như thương mại tự do, nông nghiệp, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, khoa học, giáo dục, du lịch, quốc phòng, an ninh...; tích cực đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác song phương nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hai nước phát triển bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường trao đổi, hợp tác kinh doanh để nâng cao kim ngạch song phương tương xứng với tiềm năng hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường phối hợp, hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương và liên khu vực.

Cùng chia sẻ về tầm nhìn phát triển của hai quốc gia, ủng hộ các giá trị về tự do thương mại, hợp tác cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi và trên cơ sở tiềm năng, dư địa hợp tác, hai nhà lãnh đạo thống nhất giao các bộ, ngành hai nước tiến hành trao đổi, rà soát, cập nhật và xem xét việc nâng cấp khuôn khổ quan hệ trong thời gian tới nhằm tạo không gian lớn hơn cho hợp tác song phương, đồng thời xác định các ưu tiên hợp tác có tính đột phá và mang tầm chiến lược.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile Gabriel Boric Font
Tổng thống Chile Gabriel Boric Font phát biểu tại cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Lâm Sáng/TTXVN

Lãnh đạo hai nước cũng trao đổi sâu rộng, chia sẻ lập trường về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí cho rằng các tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Lương Cường đã trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng thống Gabriel Boric Font và mời Tổng thống sớm thăm Việt Nam. Tổng thống Chile cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Sau hội đàm, hai nhà Lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung Việt Nam-Chile giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước và các văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, xúc tiến thương mại...; gặp gỡ chung với báo chí hai nước và quốc tế.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch nước Lương Cường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa luật ngân sách: Phân cấp nguồn thu, tăng quyền địa phương

Sửa luật ngân sách: Phân cấp nguồn thu, tăng quyền địa phương

Dự thảo Luật Ngân sách sửa đổi theo hướng phân cấp nguồn thu, giảm thủ tục, tăng quyền địa phương, ưu tiên chi cho khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) diễn ra chiều ngày 14/5.
Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Chiều 14/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã trình bày trước Quốc hội về tờ trình dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Cải cách mô hình chính quyền từ ba cấp xuống hai cấp là dấu mốc lịch sử, chuyển đổi từ hành chính sang quản trị phục vụ, nâng cao hiệu quả vì dân.
Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại,… trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch tỉnh

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch tỉnh

Góp ý dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu đề xuất chỉnh sửa để đồng bộ với Hiến pháp và thực tiễn vận hành.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.
Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, cần đa dạng hóa hình thức để nhân dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, không hạn chế hình thức nào.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Cho ý kiến dự thảo Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đại biểu cho rằng, cần dành tối thiểu 20% kinh phí khoa học công nghệ hàng năm cho sản phẩm nội.
Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Người dân thành phố Hải Phòng náo nức chờ đón Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, cùng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện - cảng Hải Phòng là một trong những điểm nhấn chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Ngày 13/5, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, số 4 tại Lạch Huyện, tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.
Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến, giúp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Mobile VerionPhiên bản di động