Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương.
Hơn 800.000 nhà giáo đã góp ý dự thảo Luật Nhà giáo Luật Nhà giáo: Nên bổ sung thêm nhà giáo nước ngoài Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký ban hành Kết luận số 990/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Nhà giáo
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Nhà giáo. Ảnh: QH

Kết luận nên rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo. Ghi nhận và đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã tích cực phối hợp với Cơ quan thẩm tra, nghiêm túc tiếp thu, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ dự án Luật theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 (Kết luận số 959/KL-UBTVQH15 ngày 27/9/2024).

Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đồng thời cơ bản nhất trí với Báo cáo thẩm tra sơ bộ (lần 2) của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo thẩm tra sơ bộ (lần 2) của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và ý kiến tham gia thẩm tra của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong đó lưu ý một số nội dung.

Cụ thể, về hồ sơ: Vì nội dung dự án Luật Nhà giáo thay đổi căn bản so với dự án Luật Nhà giáo trình lần đầu, do vậy đề nghị hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, bổ sung các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn kèm theo và xây dựng Tờ trình mới của Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo trình Quốc hội trước ngày 18/10/2024 để thảo luận cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Về tính thống nhất với hệ thống pháp luật: Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng dự thảo Luật với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, xử lý những xung đột pháp lý, bảo đảm tính kế thừa, thống nhất, đồng bộ, liên thông, ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm; lưu ý đến tính chất đặc thù của đối tượng nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Dự thảo Luật cần bảo đảm nguyên tắc: không quy định lại các vấn đề đã được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành; chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, giao Chính phủ, các bộ, ngành theo thẩm quyền quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật; đối với những chính sách mới, có tính đặc thù, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, xác định rõ đối tượng áp dụng, bảo đảm phù hợp, khả thi. Các quy định, chính sách cần ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà giáo.

Đặc biệt, về các chính sách đối với nhà giáo: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách đối với nhà giáo theo hướng thận trọng, nhất quán, khả thi, có sự đột phá; bảo đảm các khung chính sách của Nhà nước về nhà giáo được cụ thể hóa đầy đủ.

Đánh giá kỹ lưỡng hơn tác động của những chính sách mới, nhất là việc bảo đảm các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện. Rà soát các chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá nhà giáo bảo đảm tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật và có những cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút nhà giáo.

Chính sách tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương. Việc quản lý nhà giáo và quy định về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về nhà giáo cần bảo đảm sự tập trung, có phân cấp, phân quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng chủ thể quản lý.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ quan của Quốc hội thẩm tra chính thức dự án Luật Nhà giáo, trình Quốc hội xem xét thảo luận.

Trước đó, tại phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời, kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo; phù hợp với xu thế của quốc tế trong xây dựng chính sách nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo (bản chỉnh lý đến ngày 1/10/2024) gồm 9 Chương 45 Điều (giảm 26 Điều so với dự thảo bản trình Quốc hội ngày 6/9/2024). Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi được chỉnh lý đảm bảo không làm thay đổi 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP bao gồm: Định danh nhà giáo; Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về phương án sắp xếp tinh gọn các cơ quan báo chí

Thông tin mới nhất về phương án sắp xếp tinh gọn các cơ quan báo chí

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, phương án sắp xếp tinh gọn các cơ quan báo chí được Chính phủ đưa ra theo đúng định hướng của Trung ương.
Quyết tâm hoàn thành xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành trước 31/12/2025

Quyết tâm hoàn thành xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành trước 31/12/2025

Thủ tướng yêu cầu đối với một số công việc đang triển khai rất chậm, cần có ngay giải pháp phù hợp để khắc phục, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cảng Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024

Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Thường trực Ban Bí thư: Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với Lào

Thường trực Ban Bí thư: Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với Lào

Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với Lào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng làm hết sức cùng với Lào mãi mãi giữ gìn, bảo vệ và vun đắp.

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Nghiên cứu chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thông tin phản ánh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII

Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII

Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Thanh Hóa

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, tặng quà gia đình chính sách tại Thanh Hóa

Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm, tặng quà gia đình chính sách và động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam vì đã có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa

Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản

Nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho hai nước, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Thủ tướng Chính phủ: Sắp xếp tinh gọn bộ máy khó mấy cũng phải làm

Thủ tướng Chính phủ: Sắp xếp tinh gọn bộ máy khó mấy cũng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó, thậm chí rất khó nhưng không làm không được và khó mấy cũng phải làm.
Dự kiến xuất hiện hàng loạt tên gọi mới sau khi sáp nhập 15 đơn vị Bộ, ngành

Dự kiến xuất hiện hàng loạt tên gọi mới sau khi sáp nhập 15 đơn vị Bộ, ngành

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa thông tin Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó dự kiến hàng loạt tên gọi mới...
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là 'địa chỉ đỏ' để học tập

Chiều 3/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tổng Bí thư nhấn mạnh địa điểm này sẽ là "địa chỉ đỏ" để học tập.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản.
Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp thực hiện cam kết giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, bảo đảm an ninh, an toàn...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi làm việc với các Bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan về tiến độ dự án sân bay Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được thực hiện trên tinh thần không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Cử tri Hải Phòng phấn khởi trước những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó, hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3.
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Sáng 3/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã có cuộc làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri và trên diễn đàn Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên

Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội khóa XV có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 346 (Quân khu 1).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng

Sáng 3/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV đã có chương trình tiếp xúc cử tri tại Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động