Lạm phát ở Mỹ: Mối nguy hậu đại dịch

Lạm phát - một hiện tượng mà hầu hết người Mỹ không phải nghĩ đến nhiều trong một hoặc hai thập kỷ - lại đã trở thành mối lo ngại khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Hồi chuông báo động

Tại Mỹ, giá trung bình của một gallon xăng đã tăng 59 cent, tương đương gần 24% trong gần 4 tháng kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Các mặt hàng chủ lực như ngô, gà và gỗ làm nhà cũng tăng giá.

Các nhà kinh tế đồng ý rằng, một mức lạm phát nhỏ, khoảng 2% là không thể tránh khỏi, và thậm chí là đáng mong đợi vì nó có xu hướng khuyến khích chi tiêu của người tiêu dùng. Nhưng một khi lạm phát đạt tỷ lệ duy trì cao hơn 2%, kéo theo rủi ro kinh tế sẽ nhân lên. Nếu giá cả tăng nhưng lương không tăng, thì người lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi sức mua. Mặt khác, nếu tiền lương tăng quá nhanh để phản ứng với việc tăng giá, nó có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn của lạm phát, có thể tàn phá nền kinh tế.

Lạm phát ở Mỹ: Mối nguy hậu đại dịch

Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đã tăng trở lại sau đợt đại dịch

Ngay cả khi trường hợp xấu nhất đó không xảy ra, lạm phát vẫn “ăn mòn” giá trị của khoản tiết kiệm tiền mặt và thu nhập cố định, và ngay cả những đợt tăng giá tạm thời cũng có thể gây tổn hại về mặt chính trị cho đảng cầm quyền. Các cử tri có xu hướng không quan tâm đến nguyên nhân của lạm phát là gì, vì vậy bất kỳ khoản tiền đáng chú ý nào - đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ lực như xăng và thực phẩm - là một hồi chuông báo động cho các quan chức được bầu chọn. Bất kể ai là người bị đổ lỗi, giá của một sản phẩm có thể tăng đột biến vì các lý do khác nhau, nguyên nhân của việc này phần lớn là do gián đoạn nguồn cung, khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng trở lại sau đợt đại dịch tồi tệ nhất.

Trong trường hợp xăng, các chuyên gia cho rằng, không phải chính sách năng lượng của Biden là nguyên nhân gây ra lỗi mà là do nguồn cung thắt chặt đã khiến giá tăng từ tháng 1 đến tháng 4. Sau đại dịch, các nhà sản xuất dầu vẫn chưa tăng đủ để đáp ứng nhu cầu mới về xăng khi người Mỹ quay trở lại đi làm và đi nghỉ bằng ô tô. Một số nhà quan sát cũng cảnh báo về một yếu tố khác, dài hạn hơn có thể tiếp tục đẩy giá lên, đó là chương trình nghị sự trị giá hàng nghìn tỷ đô la của chính quyền Biden, mà theo họ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều đến mức nó gây ra một đợt lạm phát mới.

Hầu hết các nhà kinh tế cho biết, có một số sự trì trệ trong nền kinh tế có thể hấp thụ chi tiêu của chính phủ mới mà không gây ra lạm phát. Nhưng họ cảnh báo rằng rủi ro có thể lớn hơn nếu các đề xuất chi tiêu của Biden được thực hiện đầy đủ, thay vì một phần. Trong mọi trường hợp, các nhà kinh tế tin tưởng rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang theo dõi chặt chẽ các số liệu lạm phát và sẽ hành động nếu cần, bằng cách tăng lãi suất hoặc giảm mua chứng khoán đã được tiến hành kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Tỷ lệ lạm phát ngày nay là 4,2% cao theo các tiêu chuẩn gần đây nhưng chưa đạt mức kỷ lục. Lạm phát ở Mỹ đạt đỉnh 13,5% vào năm 1980. Kể từ năm 1983, tỷ lệ lạm phát hàng năm chưa bao giờ vượt quá 5,4%.

Chi tiêu của chính phủ có thể thúc đẩy lạm phát

Các lo ngại về lạm phát đang được chính quyền Biden hóa giải bởi các mục trong chương trình nghị sự trong nước trị giá hàng nghìn tỷ USD, bao gồm Kế hoạch giải cứu người Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, cũng như các đề xuất cho Kế hoạch việc làm cho người Mỹ trị giá 2,65 nghìn tỷ USD và Kế hoạch gia đình Mỹ trị giá 1,8 nghìn tỷ USD - hai gói sau hiện chưa có bất kỳ hành động chính thức nào trước Quốc hội. Cùng với việc triển khai vắc-xin giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Mỹ, nền kinh tế này đã tăng trưởng với tốc độ 6,4% trong quý đầu tiên của năm 2021.

Một số nhà kinh tế lo ngại rằng, đầu tư ngắn hạn của chính phủ trên quy mô do Biden đề xuất có thể quá nóng đối với nền kinh tế và thúc đẩy lạm phát đến mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Mức chi tiêu của chính phủ có thể tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm, đến mức người lao động sẽ có đủ khả năng thương lượng để đẩy lương nhanh hơn so với năng suất đang tăng lên. Điều này có thể tạo ra lạm phát. Vì vậy, một số liệu quan trọng mà các nhà kinh tế học sẽ theo dõi là tỷ lệ thất nghiệp. Lawrence White, nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York cho biết, nếu một nền kinh tế đang hoạt động với mức toàn dụng lao động, thì chi tiêu của chính phủ có thể giúp mở rộng nền kinh tế đến mức “toàn dụng việc làm” mà không gây ra lạm phát. Nếu thâm hụt chi tiêu của chính phủ vẫn tiếp tục ở mức toàn dụng, thì lạm phát có thể sẽ theo sau. Bằng cách lập luận đó, một số nhà kinh tế nhận thấy rủi ro đã có trong chương trình nghị sự của Biden.

Có thể làm gì nếu lạm phát tăng cao?

Người chống lạm phát chính sẽ là FED, độc lập với chính quyền Biden. Công cụ quen thuộc nhất của FED trong việc chống lạm phát là tăng lãi suất mà FED có quyền kiểm soát. Tuy nhiên, hành động này có xu hướng làm tăng ngay cả lãi suất mà FED không kiểm soát, chẳng hạn như lãi suất thế chấp hoặc thẻ tín dụng, làm giảm hiệu quả tăng trưởng kinh tế và áp lực lạm phát. Chủ tịch FED Jerome Powell trong tuyên bố hồi tháng 3 đã chỉ ra rằng, cơ quan này sẽ chịu đựng lạm phát vượt quá mục tiêu 2% lâu nay, ít nhất là trong một thời gian. Với lạm phát liên tục chạy dưới mục tiêu dài hạn này, ủy ban sẽ đặt mục tiêu đạt được lạm phát ở mức vừa phải trên 2% trong một thời gian để lạm phát trung bình 2% theo thời gian và kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn được duy trì ở mức 2.

Việc tăng lãi suất thậm chí có thể không phải là động thái đầu tiên của FED nếu nhận thấy lạm phát gia tăng. FED cũng có thể làm giảm việc mua chứng khoán kho bạc và các tài sản được bảo đảm bằng thế chấp mà cơ quan này đã thực hiện kể từ khi đại dịch xảy ra và kết quả là suy thoái kinh tế bắt đầu. Với quy mô của các phản ứng tài chính của chính phủ liên bang đối với đại dịch, có nhiều nguy cơ lạm phát hơn so với trường hợp trong những thập kỷ gần đây. Nhưng cũng có rủi ro là khiến nguồn lao động và vốn bị thiếu việc làm và kết quả là làm mất đi thu nhập mà nền kinh tế có thể tạo ra. Ở góc độ đó, một số nhà phân tích cho rằng, chính quyền Biden đã đúng khi thực hiện các chính sách giải cứu đại dịch.
Hầu hết các nhà kinh tế cho biết, có một số sự trì trệ trong nền kinh tế có thể hấp thụ chi tiêu của chính phủ mới mà không gây ra lạm phát. Nhưng họ cảnh báo rằng, rủi ro có thể lớn hơn nếu các đề xuất chi tiêu của Biden được thực hiện đầy đủ, thay vì một phần.
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.
Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Trung Quốc ký thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp đóng tàu

Trung Quốc ký thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp đóng tàu

Thỏa thuận lịch sử giữa Trung Quốc và Qatar hứa hẹn sẽ đẩy mạnh cạnh tranh giữa hai ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Dải Gaza.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas kết thúc đàm phán không đạt kết quả? Nhiều thông tin từ vòng đàm phán cho thấy các bên không nhượng bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
Phụ nữ đang tác động thế nào đến tương lai nền kinh tế Trung Quốc?

Phụ nữ đang tác động thế nào đến tương lai nền kinh tế Trung Quốc?

Phụ nữ Trung Quốc đang đóng vai trò lớn trong thị trường tiêu dùng rộng lớn tại nước này và có thể sẽ quyết định tương lai của nền kinh tế Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh vừa đưa ra quyết định sẽ nới lỏng những hạn chế mua nhà ở của người dân thành phố này, trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc đang khó khăn.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn lệnh ngừng bắn 120 ngày; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái sau khi làn sóng biểu tình lan rộng ở Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột ''khó có thể kết thúc sớm''

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột “khó có thể kết thúc sớm”.
Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ mới đây đã tạm thời cho phép giao dịch với các ngân hàng Nga để thanh toán trong lĩnh vực năng lượng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Tham dự, phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động