Thứ tư 25/12/2024 12:31

Làm gì để nhà đầu tư không “dè chừng” trái phiếu doanh nghiệp?

Để nhà đầu tư không “dè chừng” với trái phiếu doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần có các giải pháp minh bạch, lành mạnh hóa thị trường này.

Chưa phát huy hiệu quả kênh dẫn vốn

Tại hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp” do Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp tổ chức ngày 30/11, các chuyên gia cho biết: Trong khoảng 5-7 năm trở lại đây thị trường trái phiếu Việt Nam mới bắt đầu nhộn nhịp. Cụ thể, giai đoạn năm 2010-2014, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp hàng năm dao động trong khoảng 25.000-30.000 tỷ đồng, đến năm 2016 quy mô trái phiếu doanh nghiệp mới đạt khoảng 2,5% GDP. Song đến giai đoạn 2018 – 2021, thị trường trái phiếu phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân thị trường này đạt 40%/năm. Đến năm 2020, giá trị phát hành mới đạt 429,5 nghìn tỷ VND, tăng 28,3% so với năm 2019. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng.

Năm 2021 tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 623.616 tỷ đồng, tăng 34,9% so với năm 2020; trong đó tài chính - ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị phát hành năm 2021, chiếm 42,0% tổng giá trị phát hành, tăng 83,8% so với cùng kỳ. Nhóm ngành bất động sản chiếm 34,8% tổng giá trị phát hành, tăng 36,2%.

Kể từ tháng 3/2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chậm lại nhằm chờ đợi Nghị định sửa đổi 153/NĐ-CP/2020, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như nâng cao chất lượng của thị trường vốn.

Các chuyên gia trao đổi về giải pháp tạo niềm tin cho thị trường trái phiếu

Theo số liệu của Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng của năm 2022, thị trường có 23 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng với giá trị 10.599 tỷ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành) và 413 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 240.761 tỷ đồng (chiếm 96% tổng giá trị phát hành). So với cùng kỳ năm trước, giá trị trái phiếu phát hành ra công chúng đã giảm 56% và giá trị phát hành riêng lẻ giảm 51%. Trong đó Tài chính - Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị phát hành khi chiếm 57,7%, bất động sản chiếm 21,5% tổng giá trị phát hành.

Việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp chậm lại được các chuyên gia nhận định do thời gian qua việc một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu trái luật, sử dụng vốn sai mục đích bị cơ quan chức năng mạnh tay xử lý, khiến niềm tin nhà đầu tư giảm sút. Ngoài ra, khó khăn chung của ngành bất động sản và các tin đồn tiêu cực trên thị trường tài chính liên quan đến một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng khiến kênh huy động vốn trái phiếu trở nên hạn chế, thiếu sức sống.

Giải pháp nào?

Để trái phiếu thực sự trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp, ông Mã Thanh Danh - Chủ tịch Công ty CP Tư vấn Quốc tế (CIB) cho rằng, doanh nghiệp cần thay đổi cấu trúc, tối ưu hóa mô hình kinh doanh sản xuất để tận dụng nguồn vốn. Để hoán đổi trái phiếu thành cổ phiếu, doanh nghiệp cần minh bạch thông tin về tình hình hoạt động và kế hoạch kinh doanh để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Đối với nhà đầu tư, ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) khuyến nghị: Nhà đầu tư cần tìm hiểu thông tin từ những nguồn tin cậy, minh bạch. Trước khi tiến hành đầu tư, nên quan sát thực trạng doanh nghiệp và ghi nhận thông tin từ những nguồn tin chính thống, rõ ràng. Bởi lẽ có rất nhiều nhà đầu tư nghe tin đồn thổi, tin hành lang và tiến hành đầu tư dẫn đến rủi ro. Về điều này cần có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn. Một vấn đề hết sức quan trọng là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước (như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước…) trong việc giám sát kiểm tra hoạt động phát hành trái phiếu cần được nâng cao.

“Một phần quan trọng khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp là do những công ty phát hành công bố thông tin sai sự thật, thông tin giả, chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế, không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định, không có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán. Đồng thời, đơn vị môi giới, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán cần minh bạch hơn trong quá trình tư vấn phát hành trái phiếu. Thậm chí, nhiều đơn vị hoạt động môi giới đầu tư trái phiếu khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép. Vì thế trước khi tiến hành đầu tư, nên quan sát thực trạng doanh nghiệp và ghi nhận thông tin từ những nguồn tin chính thống, rõ ràng”- ông Phạm Ngọc Hưng nêu ý kiến.

Ở tầm vĩ mô, theo chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển, cơ quan chức năng cần hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và hỗ trợ cho các công ty sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần có các giải pháp minh bạch và lành mạnh hoá thị trường trái phiếu để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó chủ tịch HUBA:

Thị trường trái phiếu nói chung vẫn còn nhiều doanh nghiệp lành mạnh. Những trái phiếu có tài sản đảm bảo thì tính an toàn vẫn cao. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tính cực điều phối như vụ việc SCB để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư. Cuối cùng, nếu nhà đầu tư cảm thấy có dấu hiệu lừa đảo thì có thể tố cáo đến cơ quan công an để được thụ lý hồ sơ.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Trái phiếu doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024