Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển mới

Ngày 22/12, tại Lâm Đồng, đã diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lâm Đồng: Liên kết vùng nhằm thúc đẩy phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Lâm Đồng: Tổ chức Chương trình liên kết, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội - Lâm Đồng Lâm Đồng: Bình ổn giá cả, bảo đảm cung - cầu hàng hoá dịp cuối năm

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận, cùng với đại diện các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần tập đoàn Trường Hải, Công ty Cổ phần sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh – Bình Thuận, Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng,…

Quy hoạch khoáng sản dựa trên 6 quan điểm

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, ngày 18/7, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là quy hoạch khoáng sản).

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương phát biểu tại buổi công bố quy hoạch

Thực hiện trình tự trong hoạt động quy hoạch và trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch khoáng sản theo quy định, ngày 9/8, Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan tổ chức lập quy hoạch đã tổ chức Hội nghị công bố các Quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (trong đó có Quy hoạch khoáng sản) tại trụ sở Bộ Công Thương.

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Đại diện Ban tổ chức thông qua công bố quy hoạch khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Để tiếp tục các hoạt động phổ biến nội dung quy hoạch khoáng sản, Cục Công nghiệp đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổ chức buổi hội nghị công bố quy hoạch khoáng sản nhằm mục tiêu tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, công khai nội dung quy hoạch, các quy định và công tác quản lý quy hoạch để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng về việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến quy hoạch.

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Bản đồ quy hoạch thăm dò, khai thác quặng bôxít khu vực Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Phước

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch khoáng sản với định hướng trung tâm là đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch cụ thể đối với từng nhóm/loại khoáng sản, phù hợp với cung, cầu sản phẩm cho từng giai đoạn của quy hoạch và đảm bảo tính kế thừa, khắc phục các tồn tại của các quy hoạch trước đây.

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Các đại biểu đại diện cho bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tham dự hội nghị

Đồng thời, quy hoạch khoáng sản được xây dựng trên 6 quan điểm phát triển, trong đó, trọng tâm là việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia và tương thích với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, vùng, địa phương và hài hòa với yêu cầu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đời sống của người dân.

Về định hướng bố trí sử dụng đất trong cả nước, thì nhu cầu đất cho phát triển khai thác khoáng sản khoảng 190.000 ha trong giai đoạn 2021 - 2030 và khoảng 305.000 ha trong giai đoạn 2031 - 2050, cơ bản phù hợp với chỉ tiêu phân bổ đất trong Nghị quyết số 39/2021/QH51, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế.

Tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp

Quy hoạch khoáng sản được xây dựng nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa carbon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Ông Trần Vũ Ngoan, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận phát biểu tại hội nghị

Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Ông Võ Công Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông đóng góp ý kiến tại hội nghị

Ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết thêm, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện quy hoạch khoáng sản trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhiều lần, nhiều vòng của các chuyên gia, nhà khoa học, nhiều đồng chí lãnh đạo, các địa phương, các tổ chức xã hội, các bộ, ban ngành liên quan và được Hội đồng thẩm định quy hoạch khoáng sản thông qua.

Quy hoạch khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về quy hoạch khoáng sản mà còn mở ra không gian phát triển mới cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam theo hướng hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp của quy hoạch tổng thể quốc gia.

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Ông Vũ Ngọc Long, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước nêu quan điểm của địa phương tại hội nghị

Nếu thực hiện thành công các mục tiêu trên, ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản sẽ từng bước trở thành ngành công nghiệp nền tảng, cung cấp nguyên vật liệu quan trọng không thể thiếu để phát triển các ngành công nghiệp khác (ngành điện, hóa chất, chế tạo máy, giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp xây dựng...) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lâm Đồng: Quy hoạch khoáng sản mở ra không gian phát triển cho ngành khai khoáng, chế biến khoáng sản Việt Nam
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các đại biểu nêu tại hội nghị

Sau khi Ban tổ chức công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp, trình bày các quan điểm về công tác quy hoạch khoáng sản; đồng thời, phân tích những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong công tác quy hoạch khoáng sản hiện nay.

“Trên cơ sở các nội dung trao đổi tại hội nghị, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện quy hoạch khoáng sản theo quy định của pháp luật, đảm bảo quy hoạch khoáng sản sát với thực tiễn, hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp của Quy hoạch tổng thể quốc gia, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường”, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Xem thêm