Thứ năm 14/11/2024 12:19

Lâm Đồng: Diện mạo mới của công nghiệp nông thôn

Sau 7 năm thực hiện hiệu quả Chương trình khuyến công, diện mạo công nghiệp nông thôn ở Lâm Đồng đã thay đổi tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.    

Giai đoạn 2014 – 2020, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Lâm Đồng đã triển khai 399 đề án, với tổng kinh phí thực hiện 70,257 tỷ đồng. Trong đó, khuyến công địa phương triển khai 359 đề án, kinh phí 54,089 tỷ đồng; nguồn khuyến công quốc gia triển khai 40 đề án, kinh phí 16,168 tỷ đồng. Chương trình khuyến công đã góp phần đáng kể phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm và hoàn thành mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Từ nguồn kinh phí khuyến công, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư máy móc hiện đại

Đánh giá trên thực tế, Chương trình khuyến công chủ yếu hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như chế biến trà, cà phê, nông sản, tơ tằm... Nổi bật, từ nguồn kinh phí khuyến công, tỉnh đã đồng hành hỗ trợ DN phát huy nội lực. Điển hình, Công ty TNHH Nông sản Trình Nhi (TP. Đà Lạt) vừa xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến nông sản tại Khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng), với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng; trong đó, nguồn hỗ trợ trích từ kinh phí khuyến công quốc gia 500 triệu đồng. Mặc dù kinh phí hỗ trợ không lớn nhưng đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc hiện đại, đổi mới công nghệ... nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đặc biệt, Lâm Đồng là một trong số ít địa phương trên toàn quốc thực hiện đề án khuyến công có thu hồi kinh phí (vốn), là điển hình cho việc phát huy hiệu quả của nguồn vốn khuyến công. Cụ thể, từ năm 2014 - 2020, khuyến công tỉnh đã thực hiện 102 đề án có thu hồi vốn với 38,5 tỷ đồng, chiếm 71% ngân sách tỉnh cấp cho hoạt động khuyến công. Các doanh nghiệp nhận tài trợ đều đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, có nguồn để trả nợ đầy đủ cho quỹ, giúp nguồn quỹ được bảo toàn và luân chuyển nhanh chóng, ngày càng nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này.

Từ những kết quả có được, giai đoạn 2021 – 2025, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch cho công tác khuyến công với tổng kinh phí dự kiến 73,3 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí này, tỉnh sẽ hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề chủ lực như cà phê, rau, củ, quả, chè, may mặc…; tập trung hỗ trợ có thu hồi kinh phí cho các đối tượng là cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Cùng với đó, Sở Công Thương sẽ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh cũng đề xuất nội dung hoạt động khuyến công mới trên cơ sở Nghị định 45/2012/NĐ-CP, nhằm thu hút các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tham gia.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành 73,3 tỷ đồng để thực hiện các đề án khuyến công. Nguồn vốn này nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, khuyến khích tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024