Thứ tư 14/05/2025 04:35

Lãi suất huy động đồng loạt giảm tại nhiều ngân hàng

Nhiều ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất huy động giảm từ 0,3-1% trong thời gian gần đây, đưa mức cao nhất về 9,5% một năm còn mức thấp nhất là dưới 8% một năm.

Hai tuần qua, nhiều ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiền gửi, tập trung ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Theo khảo sát của phóng viên Báo Công Thương, có 10 nhà băng giảm lãi suất trong đợt này gồm Techcombank, OCB, GPBank, PGBank, PVComBank, Saigonbank, DongABank, Kienlongbank, BacABank, NCB.

Mức giảm phổ biến của các ngân hàng này là từ 0,3% đến 0,6% một năm, thậm chí như tại PGBank, lãi suất giảm tới 1% một năm.

Xu hướng giảm lãi suất lan rộng ra các ngân hàng kéo mặt bằng lãi suất dần hạ nhiệt. Tháng trước vẫn có khoảng 20 nhà băng niêm yết lãi suất cao nhất trên 9% một năm, nay chỉ có khoảng chục đơn vị sẵn sàng trả mức này.

Lãi suất huy động đồng loạt giảm tại nhiều ngân hàng

Trong 35 ngân hàng được khảo sát, mức lãi suất niêm yết cao nhất thị trường tính tới ngày 4/3 là 9,5% một năm, tại các nhà băng như SCB, BaoVietBank, VietBank, Kienlongbank, VietABank và NamABank.

Nhiều ngân hàng tư nhân khác đang trả lãi suất dao động từ 8% đến 9% một năm. Chỉ có 4 đơn vị trả lãi suất dưới 8% gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và CBBank.

Diễn biến này tương đồng với dự báo trước đó của giới trong ngành. Theo đó, lãi suất rục rịch giảm từ quý II và xu hướng này sẽ trở nên rõ rệt khi bước vào nửa cuối năm.

Trong một cuộc họp mới đây đây do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, kể từ 6/3, hệ thống ngân hàng sẽ có đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Điều này tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay và giảm áp lực chi phí vốn đối với doanh nghiệp.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam xác nhận thông tin này và tiết lộ sự đồng thuận được các ngân hàng thương mại thống nhất tại một cuộc họp gần đây nhằm hạ chi phí đầu vào và có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay. Quan trọng, việc đồng thuận nhằm kéo mặt bằng lãi suất đi xuống để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Như vậy, đây là lần thứ 2, các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất. Trước đó, hồi cuối năm ngoái, các ngân hàng đã từng đồng thuận để kéo lãi suất huy động về tối đa 9,5%/năm bao gồm cả khuyến mại, ưu đãi.

Bàn luận về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Ngân hàng OCB cho biết, động thái giảm lãi suất lần này đặc biệt hơn giai đoạn trước rất nhiều bởi lãi suất cho vay giảm trước và giảm nhanh hơn lãi suất huy động. Lãi suất huy động có thể giảm 0,5% trên toàn hệ thống, nhưng lãi suất cho vay thực tế đã giảm từ 1 - 2% trong vài tuần qua. Tức là ngân hàng đã chấp nhận hy sinh quyền lợi trước khi giảm lãi suất huy động. Lãi suất không chỉ giảm với doanh nghiệp mà giảm với các khách hàng cá nhân

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Mirae Asset 'đãi cát tìm vàng' sau mùa báo cáo quý I/2025

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI