Thứ hai 23/12/2024 01:46

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Nàng Han tại huyện Phong Thổ

Trong 2 ngày 23 - 24/3, xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, lễ hội thu hút đông đảo người dân cùng du khách gần xa…

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, Lễ hội Nàng Han được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân mạnh khỏe… là nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái trắng xã Mường So nói riêng và của cả vùng Tây Bắc nói chung

Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao của Nàng Han (Ảnh: CTTĐTLC)

Theo tương truyền, Nàng Han xuất thân trong một gia đình người Thái ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ). Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái, quật cường đánh giặc xâm lược phương Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, Nàng Han gội đầu tại mó nước của thôn Tây An (xã Mường So) rồi bay về trời. Từ đó, tưởng nhớ công ơn của nàng, nhân dân đã lập miếu thờ và tổ chức lễ hội ngay tại mó nước vào 15/2 âm lịch hàng năm.

Năm nay xã Mường So tổ chức lễ hội với 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trong phần lễ tiến hành nghi lễ cúng Nàng Han; nghi thức cúng sơn thần thổ địa và mó nước Nàng Han. Phần hội tổ chức thi một số môn thể thao truyền thống và trò chơi dân gian như: Đẩy gậy, én cáy, tó má lẹ, cờ tướng... Tổ chức thi văn nghệ; thi người đẹp Mường So; thi ẩm thực; trình diễn nghệ thuật múa xòe; trình diễn trò chơi kéo co truyền thống dân tộc Thái...

Theo quan niệm nước từ mó nước Nàng Han sẽ đem lại may mắn cho mọi người. (Ảnh: CTTĐTLC)

Lễ hội Nàng Han được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân mạnh khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội ngoài giá trị văn hóa, lịch sử còn mang ý nghĩa giáo dục các thế hệ con, cháu về lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, đạo lý uống nước nhớ nguồn và bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa của địa phương.

Phần thi ẩm thực với nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn.
Du khách tham gia trò bịt mắt đánh chiêng
Đại biểu và du khách tham gia vòng xoè tưng bừng (Ảnh: CTTĐTLC)

Lễ hội là dịp để giới thiệu, tôn vinh và quảng bá bản du lịch cộng đồng và các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc Thái trắng với đồng bào cả nước, bạn bè trong, ngoài tỉnh và quốc tế. Thông qua đó, góp phần phát huy tiềm năng du lịch, thu hút du khách thập phương và các nhà đầu tư đến Mường So, Phong Thổ tươi đẹp.

Linh Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững