Thứ sáu 11/04/2025 17:45

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là bước quan trọng trong quá trình xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều ngày 9/5, báo giới đã đặt câu hỏi, đề nghị Bộ Ngoại giao cung cấp thêm thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần về nâng cấp quy chế /chu-de/kinh-te-thi-truong.topic cho Việt Nam; cũng như đánh giá của Việt Nam về kết quả phiên điều trần và kỳ vọng gì đối với Mỹ trong việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần ngày 8/5 vừa qua. Đây là một bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

“Tại phiên điều trần, phía Việt Nam đã nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường. Nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn làm tốt hơn so với nhiều nền kinh tế đã được công nhận quy chế kinh tế thị trường”, Bà Phạm Thu Hằng thông tin.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin về việc Mỹ tổ chức điều trần về việc nâng cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, cho tới nay, có 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản… Việt Nam cũng đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hơn 60 đối tác trải rộng khắp các châu lục.

Việc Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao 2 nước, tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Mỹ, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.

Hiện tại, Mỹ xem Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác là các nền kinh tế phi thị trường, phải chịu mức thuế suất cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.

Bộ Thương mại Mỹ có một bộ tiêu chí khá hẹp để xác định tình trạng kinh tế thị trường. Bộ tiêu chí bao gồm mức độ chuyển đổi của đồng tiền quốc gia; mức lương là kết quả của sự thương lượng tự do giữa người lao động và ban quản lý; việc cấp phép liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài khác.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Lập đoàn đàm phán với Hoa Kỳ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn

Hội nghị Trung ương 11 thảo luận về đề án rà soát sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

Bộ Ngoại giao thông tin về việc Hoa Kỳ ngừng áp thuế quan 90 ngày

Tây Ban Nha muốn tham gia vào dự án công nghiệp, năng lượng tại Việt Nam

Bàn giao chức năng, nhiệm vụ Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương về Báo Công Thương

Thủ tướng: Khai thác hiệu quả FTA, tạo lực đẩy thương mại Việt Nam - New Zealand

Lập Ban chỉ đạo thu hồi tài sản thất thoát vụ Vạn Thịnh Phát

Tổng Bí thư: Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra cục diện mới cho phát triển đất nước

Thủ tướng gửi thư khen U17 trước trận đấu 'sống còn' với U17 UAE

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 11

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt về thuế quan Hoa Kỳ: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có phát biểu quan trọng

Hội nghị Trung ương 11 cho ý kiến về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ

Việt Nam sẽ tăng cường trao đổi thương mại với Tây Ban Nha

Hội nghị Trung ương 11: Bước ngoặt tinh gọn bộ máy

Thông tin mới nhất về Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm việc với đại diện Hoa Kỳ

Thủ tướng tuyên dương lực lượng cứu hộ động đất ở Myanmar

Tây Ban Nha mong muốn hợp tác với Việt Nam về công nghiệp ô tô

Ông Ngô Văn Tuấn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quốc hội

Việt Nam ký mới hơn 60 cam kết hợp tác với nhiều đối tác