Thứ bảy 28/12/2024 16:35

Kỳ vọng thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Saudi Arabia

Saudi Arabia là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng từ Việt Nam sang Saudi Arabia đạt trên 608 triệu USD.

Nhiều dư địa hợp tác

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Saudi Arabia có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực như chính trị, thương mại, du lịch… Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng cho rằng, hai nước có nhiều điểm chung như đều có vai trò ngày càng tăng tại khu vực; chính sách đối ngoại rộng mở và tăng cường quan hệ hữu hảo với các nước; chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể phục vụ…

Saudi Arabia là nền kinh tế có quy mô lớn nhất tại khu vực vùng vịnh; là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, có khá nhiều doanh nghiệp Saudi Arabia quan tâm đến hàng hóa của Việt Nam, nhất là nông sản và thực phẩm, giữa lúc quốc gia Trung Đông đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung để bảo đảm an ninh lương thực.

Thương vụ Việt Nam và các nước ASEAN tại Saudi Arabia tổ chức tuần lễ “Amazing ASEAN 2023” tại siêu thị Lulu - Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia

Ngoài ra, hiện nay, một số nhà đầu tư Saudi Arabia cũng quan tâm đến các dự án của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông sản, dệt may. Do đó, Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản như gạo, hạt điều, chè, hạt tiêu, cà phê, cá đông lạnh, cá hộp, thực phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm trang trí nội thất, than củi, trầm hương, hàng may mặc... vào thị trường này.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 32,4% so với năm 2021. Nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư lớn của Saudi Arabia triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản, năng lượng và thép... tiêu biểu là dự án tiên phong Zamil Steel (sản xuất thép).

Tuy nhiên, quan hệ thương mại Việt Nam - Saudi Arabia còn khiêm tốn, chưa đáp ứng kỳ vọng của cả hai bên. Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước mới bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam và 0,61% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Saudi Arabia.

Trong 7 tháng năm 2023, /chu-de/xuat-khau-cua-vie-t-nam.topic từ Việt Nam sang Saudi Arabia đã đạt trên 608 triệu USD tăng 60% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là chỉ số kim ngạch xuất khẩu ấn tượng nhất từ trước đến nay của thị trường Saudi Arabia góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Các chuyên gia nhận định, việc Việt Nam và Saudi Arabia đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế quan trọng như: Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kỹ thuật (tháng 5/2006); Hiệp định về Hợp tác nông nghiệp, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Nghị định thư về Hợp tác dầu khí, Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp và hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp (tháng 4/2010); Thỏa thuận về Tuyển dụng lao động giúp việc gia đình Việt Nam làm việc tại Saudi Arabia (tháng 9/2014); Hiệp định Vận chuyển hàng không Việt Nam - Saudi Arabia (tháng 8/2019); hiện hai bên đang đàm phán Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư... đã mở ra những cơ hội mới cho hai nước Việt Nam - Saudi Arabia trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng, cảng biển, thực phẩm Halal, du lịch, đổi mới sáng tạo...

Đáng chú ý, việc Việt Nam ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” là đề án đầu tiên đưa ra định hướng lớn mang tầm quốc gia nhằm khai mở thị trường Halal giàu tiềm năng với Saudi Arabia.

Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia, từ ngày 6-12/9 vừa qua, Thương vụ đã phối hợp với chuỗi siêu thị Lulu tổ chức tuần lễ quảng bá hàng hóa nông sản, thực phẩm, ẩm thực và lễ công bố hơn 200 sản phẩm mới từ các nước ASEAN mang tên “Amazing ASEAN 2023 tại thủ đô Riyadh". Sự kiện này Việt Nam có 20 sản phẩm mới được đưa vào thị trường gồm nông sản, quả tươi, sản phẩm chế biến từ dừa, hạt điều, thủy sản…

Giới thiệu một số món ăn Việt Nam tại Saudi Arabia - Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia

Ông Trần Trọng Kim - Bí thư thứ nhất, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia cho biết: Thương vụ đã xây dựng và phát huy có hiệu quả phòng trưng bày sản phẩm xuất khẩu tại Saudi Arabia với 140 doanh nghiệp có hàng mẫu trưng bày. Cụ thể gồm lĩnh vực nông sản (gạo, mỳ gạo, mỳ ăn liền, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè, mật ong, thạch dừa, dầu dừa…), thực phẩm, cá hộp, nước sốt, đồ uống, bánh kẹo, mỹ phẩm, hàng may mặc, đồ trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, vật tư y tế, than củi, trầm hương, du lịch…

Ngoài ra, Thương vụ cũng thực hiện quảng bá hàng mẫu của doanh nghiệp tới 10 tỉnh, địa phương Saudi Arabia; hằng năm tổ chức Tuần quảng bá hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị Lulu; vận động bạn dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Việt Nam…

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia, theo ông Trần Trọng Kim, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách để có những sản phẩm phù hợp, chất lượng tốt và đồng đều. Cùng đó, xây dựng thương hiệu riêng, từng bước đưa kèm vào thị trường cùng với việc sản xuất, đóng gói, dán nhãn theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, phân phối.

Thúc đẩy nâng tầm quan hệ giữa hai khối

Thông tin về ý nghĩa của Hội nghị cấp cao ASEAN-Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng cho biết, hợp tác giữa GCC-ASEAN là một tiến trình, bắt đầu từ năm 1990 khi có những tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa ASEAN và GCC. Kể từ đó, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-GCC thường họp bên lề các kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) tại New York, Mỹ.

Đánh giá về tiềm năng hợp tác giữa ASEAN-GCC, Đại sứ Đặng Xuân Dũng cho rằng, với quan hệ chính trị ngoại giao khá thuận lợi giữa hai khối và trên cơ sở quan hệ kinh tế thương mại đầu tư đã có, ASEAN và GCC có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ kinh tế và cả hợp tác lao động trong thời gian tới. Hợp tác kinh tế giữa GCC với ASEAN những năm gần đây đã phát triển rộng hơn ở nhiều lĩnh vực như đầu tư, kinh doanh thương mại, nhân lực lao động.

GCC với diện tích 3,35 triệu km2, nhỏ hơn diện tích các nước ASEAN (4,22 triệu km2), chủ yếu là sa mạc, khô cằn, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu nên hàng hóa nhu yếu phẩm chủ yếu phải nhập khẩu.

Các quốc gia ASEAN xuất khẩu sang GCC các sản phẩm nông sản, thực phẩm, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng đồng thời nhập khẩu khí hóa lỏng, dầu, nguyên liệu nhựa, hóa chất. Hiện nay tại Việt Nam, Saudi Arabia có 7 dự án đầu tư, Kuwait có 2 dự án đầu tư với khoảng hơn 3 tỷ USD. Các nhà đầu tư UAE cũng rất quan tâm đến Việt Nam và hiện có 3-4 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 74 triệu USD.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên GCC phát triển rất tích cực trong thời gian qua. Việt Nam và 4 nước GCC (Saudi Arabia, Kuwait, Qatar, UAE) đã mở Đại sứ quán ở nhau. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực đạt 12,5 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của các nước GCC vào Việt Nam đạt hiện đạt khoảng 1 tỷ USD.

Một số quỹ đầu tư, tập đoàn trong khu vực đang đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Hiện có khoảng 11.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại các nước GCC. Việt Nam đang triển khai đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) với UAE...

Việc Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Saudi Arabia sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác, nâng tầm quan hệ song phương đi vào thực chất, hiệu quả trên mọi mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác cụ thể trong lĩnh vực thương mại, đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng xanh, cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, công nghệ cao... tại Việt Nam, tạo điều kiện cho hàng nông sản của Việt Nam thâm nhập thị trường Saudi Arabia và Saudi Arabia tăng cường tiếp nhận lao động có tay nghề cao của Việt Nam.

Theo lời mời của Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và thăm Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 18 - 20/10/2023.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham gia Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự sự kiện này.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia