Thứ hai 25/11/2024 12:39

Kon Tum xin hỗ trợ 73 tỉ đồng để xây 5 cây cầu

UBND tỉnh Kon Tum đã gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đề nghị hỗ trợ kinh phí 73 tỉ đồng, để đầu tư xây dựng 5 cây cầu.

Ngày 29/5, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, đã gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đề nghị hỗ trợ kinh phí 73 tỉ đồng, để đầu tư xây dựng 5 cầu nối 2 huyện nghèo Kon Plông và Tu Mơ Rông.

Theo ông Lê Ngọc Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, do tỉnh còn khó khăn, nguồn thu ngân sách còn hạn chế, nguồn vốn đã được bố trí hết cho các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nên không còn nguồn để bố trí đầu tư các cầu.

Đường sạt lở nghiêm trọng vào mùa mưa lũ. (Ảnh: Bảo Bình)

Việc xây dựng được 5 cây cầu sẽ giúp người dân yên tâm hơn mỗi mùa mưa bão cận kề và tạo thuận lợi để “thủ phủ” sâm Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông) kết nối với “Đà Lạt 2” – Măng Đen (huyện Kon Plông), được phát triển đúng tiềm năng vốn có.

Nhiều năm qua, cứ đến mùa mưa bão, đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh lại sạt lở nghiêm trọng, cuốn trôi hàng trăm khối đất đá xuống đường. Mưa lũ, sạt lở làm tắc đường dài ngày và cuốn trôi xe cộ, phương tiện của người dân lưu thông.

Sau mỗi trận mưa lớn ở vùng núi cao nối huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông, chính quyền địa phương phải đầu tư làm các rọ đá, biển cảnh báo cắm dọc “điểm đen” nguy hiểm, sạt lở, đá rơi…dọc đường, đặc biệt là tại các ngầm tràn, cống thoát nước lũ.

Chính quyền địa phương cảnh báo người dân cẩn trọng khi qua các ngầm tràn, nước lũ chảy mạnh. (Ảnh: Bảo Bình)

Chị Y Hiên, người dân xã Măng Bút, huyện Kon Plông cho biết: “Dân quân tự vệ chia nhau túc trực, ghi lại số điện thoại trên các vách núi đá để cảnh báo cho người dân qua lại được biết, gọi cứu hộ cứu nạn khi gặp sự cố. Tuy nhiên, nhiều vụ tai nạn thương tâm, bị nước lũ cuốn vẫn xảy ra mỗi mùa mưa lũ. Đường núi dễ sạt lở nên các đội cứu nạn cũng khó tiếp cận sớm hiện trường”.

Được biết, đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh có chiều dài 58km. Trong đó, đoạn 1 nối xã Măng Bút với xã Ngọc Yêu dài 37km đã được đầu tư hoàn thành phần đường vào năm 2016, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Riêng phần cầu trên tuyến có 7 vị trí nhưng chỉ có 2 cầu đã được đầu tư, còn lại 5 cầu chưa triển khai xây dựng. Tại 5 vị trí này, hiện trạng là ngầm, rọ đá, việc đi lại chỉ đảm bảo vào mùa khô, còn mùa mưa thì gặp rất nhiều khó khăn.

Bảo Bình
Bài viết cùng chủ đề: TP. Đà Lạt

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?