Thứ tư 18/12/2024 22:19

Kon Tum: Hàng chục nghìn cây sâm Ngọc Linh bị chết, thiệt hại tiền tỉ

Hàng chục nghìn cây sâm Ngọc Linh tại 2 huyện trồng trọng điểm của tỉnh Kon Tum là Đắk Glei và Tu Mơ Rông bị chết do nấm bệnh, sương muối và mưa đá.

Ngày 1/6, theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã ghi nhận hơn 30.000 cây sâm Ngọc Linh bị ảnh hưởng, chết do nấm bệnh, sương muối và mưa đá. Hai huyện bị ảnh hưởng là Tu Mơ Rông và Đắk Glei (tỉnh Kon Tum), thiệt hại ước tính khoảng 10 tỉ đồng.

Mưa đá là một trong những nguyên nhân làm cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum chết. Ảnh minh họa

Tại huyện Đắk Glei, trong số trên 13.500 cây sâm 1 năm tuổi của các hộ dân ở 2 xã Ngọc Linh và Mường Hoong thì có 2.200 cây đã bị chết, số còn lại (11.300 cây) có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khoảng 35 - 40%.

Còn tại huyện Tu Mơ Rông, đến thời điểm hiện nay, 4/9 xã có diện tích trồng sâm Ngọc Linh đã có báo cáo thiệt hại với số lượng cây toàn huyện bị thiệt hại do sâu bệnh là 29.143 cây. Trong đó xã Măng Ri là 20.168 cây, xã Tê Xăng là 1.900 cây, xã Ngọk Lây là 7.075 cây. Số lượng Sâm Ngọc Linh bị chết, ảnh hưởng do mưa đá là 652 cây, trong đó xã Măng Ri là 639 cây, xã Đắk Sao là 13 cây.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kon Tum, các cây sâm Ngọc Linh bị bệnh xuất hiện ở cây sâm 1 năm tuổi, triệu chứng là lá bị vàng, một số cây bị teo thắt phần thân tiếp giáp với mặt đất, xuất hiện vết đốm hoặc chấm dạng nước sôi nằm trong phiến lá hoặc mép lá; đa số cây có bộ rễ chưa bị thối.

Đối chiếu với các tài liệu nghiên cứu, xác định các cây sâm bị nhiễm bệnh chết rạp, nguyên nhân gây bệnh là do nấm Rhizoctonia solani và nấm Phytophthora sp gây ra.

Cũng theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, để quản lý tốt sinh vật gây hại trên cây sâm Ngọc Linh, trong thời gian tới, đơn vị đề nghị 2 huyện trồng sâm nói trên chỉ đạo các đơn vị liên quan vệ sinh vườn cây để tạo độ thông thoáng, tách những cây bị bệnh ra khỏi luống và trồng vào giá thể mới để tránh bệnh lây lan. Bên cạnh đó, cần sửa chữa, bổ sung mái che cho luống trồng để mưa không tác động trực tiếp vào cây sâm nhằm hạn chế nấm lây lan; bón bổ sung cho vườn cây bằng mùn núi đã được xử lý bằng các chế phẩm sinh học Trichoderma từ 3 - 6 tháng/lần để tăng cường dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Validamycin như: Validacin 5SL; Tungvali 5SL, 5WP; Vali 5SL; Validan 5WP; Vanicide 5SL, 5WP để phun cho cây, mỗi lần phun cách nhau từ 7-10 ngày, phun đến khi cây hết nhiễm bệnh.

Duy Nguyễn - Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Lai Châu: Lễ ra quân đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới