Thứ tư 25/12/2024 02:00
Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam:

Kinh tế tư nhân: Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ, quy mô ngày càng lớn, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Là một bộ phận của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân ở nước ta ngày càng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân được xác định là một trong các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, TS. Tô Hoài Nam – Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã chia sẻ một số quan điểm về sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế Việt Nam với Báo Công Thương.

Theo TS.Tô Hoài Nam khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc ngày càng tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ảnh: TTXVN

Phát triển kinh tế tư nhân là vấn để chiến lược lâu dài

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

TS. Tô Hoài Nam – Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, kể từ Đại hội VI, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới và đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần, qua đó đã giải phóng và phát triển mạnh mẽ sức sản xuất, mang lại những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước; đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Từ thời điểm đó, về cơ bản phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội luôn được đổi mới theo hướng không ngừng mở rộng dân chủ và công khai, điều đó được biểu hiện rõ nhất trong công tác xây dựng thể chế, xây dượng pháp luật trong phát triển kinh tế- xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đã xác định rõ doanh nghiệp là động lực phát triển của nền kinh tế, và Nghị quyết số 41-NQ/TW nhấn mạnh về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. “Đây chính là nguồn cảm hứng, khích lệ, động viên đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp tục vững tin vào vai trò, sứ mệnh cao cả của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới”- ông TS.Tô Hoài Nam cho hay.

TS. Tô Hoài Nam – Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)

Nhờ đó, đến nay, theo TS.Tô Hoài Nam, khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, quy mô ngày càng lớn, đã có một số doanh nhân đạt tầm cỡ khu vực và thế giới nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước qua nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng gia tăng qua các năm, chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng gần một nửa tổng số lao động và đóng góp đáng kể khoảng 45% GDP hàng năm.

Thứ nhất, TS.Tô Hoài Nam chỉ rõ, khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc ngày càng tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Và mở rộng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm thâm hụt thương mại, và cải thiện cán cân thanh toán quốc gia.

Thứ hai, TS Tô Hoài Nam cho rằng, khu vực kinh tế này đã góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất lao động. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ mới và nâng cao trình độ kỹ thuật của lao động, giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này đã giúp các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, thúc đẩy tăng cường đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong những năm gần đây xuất hiện càng nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã đầu tư mạnh mẽ vào các dự án hạ tầng như đường sá, cầu cống, cảng biển, và khu công nghiệp. Sự đóng góp này, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh mà còn còn lan rộng ra các lĩnh vực xã hội, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thứ tư, khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay có trên 900 nghìn doanh nghiệp hoạt động, với khoảng 7 triệu doanh nhân. Kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% GDP cả nước, 1/3 thu ngân sách nhà nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

“Giữ lửa” đà cải cách môi trường kinh doanh tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân

Vừa qua, ngày 22/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tại buổi làm việc này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao thành tích, kết quả công tác mà Hiệp hội đã đạt được cùng những đóng góp quan trọng của Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của Đất nước, và nhấn mạnh “Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tạo những điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động và phát triển”.

Với nguồn động lúc đó, thời gian tới, TS.Tô Hoài Nam chia sẻ, để cộng đồng doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, các cơ quan chức năng cần tiếp tục có những giải pháp, chính sách nhằm “giữ lửa” đà cải cách môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho kinh tế tư nhân.

Trước hết, tiếp tục thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục giấy tờ, trong đó hết sức quan tâm, tập trung đến rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục liên quan đến đầu tư, thuế, và các giấy phép kinh doanh. Minh bạch và ổn định pháp luật: đảm bảo luật pháp và chính sách kinh doanh ổn định, dễ dự đoán và minh bạch để tạo niềm tin cho doanh nghiệp; Tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng và các hành vi tiêu cực trong hệ thống hành chính để tạo môi trường kinh doanh công bằng.

Ngoài ra, theo TS.Tô Hoài Nam, chính sách nên tập trung khuyến khích đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D). Cung cấp các ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư vào R&D để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nâng cao hoạt các quỹ hỗ trợ và các chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và các dự án sáng tạo có tiềm năng.

Cùng với đó, thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp cận thị trường quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, ngân hàng, quỹ đầu tư, và các nguồn tài chính quốc tế. Tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để nâng cao năng lực sản xuất và tham gia vào các chuỗi cung ứng quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mặt khác, TS.Tô Hoài Nam cho rằng, cần thúc đẩy phát triển hạ tầng và logistics, tăng cường hợp tác công-tư. Đầu tư vào phát triển các hệ thống giao thông, cảng biển, sân bay và logistics để giảm chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các dự án công-tư; Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ số, thương mại điện tử và chuyển đổi số để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh; thúc đẩy trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững thông qua việc tạo ra các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường, thực hành kinh doanh bền vững…

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy Dược phẩm Napharco: Hiện đại hóa, tiên phong vì sức khỏe người Việt

13 kỹ sư EVNCPC được vinh danh 'Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN' năm 2024

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Bảo hiểm số OPES mang lại kết quả ‘xanh-bền’ từ cây sinh kế gieo tặng bà con Lộc Tân

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8