Thứ bảy 28/12/2024 17:25

Kinh doanh xăng dầu: Kiên trì mục tiêu giá thị trường

Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu ban hành ngày 15/10/2009 thực sự là bước tiến bộ khi lần đầu tiên Chính phủ cho phép doanh nghiệp có quyền tự định giá bán lẻ trong khuôn khổ quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, chỉ thực hiện một quý, Bộ Tài chính đã siết lại. Gần đây, sau hơn 2 năm tạm hoãn, quyền tự định giá mới được trao lại cho doanh nghiệp.

 - Trả lại quyền định giá cho doanh nghiệp

Nghị định 84 được đánh giá là cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, bởi lần đầu tiên Chính phủ trao quyền định giá bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, nếu tham gia bình ổn thị trường sẽ có cơ chế bù đắp...

Tuy nhiên, đánh giá về hơn 2 năm thực hiện Nghị định 84, hầu hết các DN đầu mối nhập khẩu cho rằng, Điều 27- nội dung tiến bộ nhất trong nghị định, cho phép doanh nghiệp tự định giá trong mức độ nhất định- thời gian qua đã không được thực hiện tốt. Chế độ tự định giá chỉ thực hiện trong quý I/2010. Còn sau đó, giá xăng dầu tăng hay giảm đều do Bộ Tài chính định đoạt.

Mục đích của Nghị định 84 là điều hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, vậy nên việc cơ quan quản lý thay doanh nghiệp định giá trong suốt một thời gian dài là không phù hợp. Vì thế, ngày 29/6/2012, Bộ Tài chính “thả” lại quyền quyết định giá cho doanh nghiệp. Điều này càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ tiếp tục điều hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế giá thị trường.

Mặc dù quyền tự định giá bán xăng dầu đã được trả lại cho doanh nghiệp, song Liên Bộ Tài chính- Công Thương vẫn tiếp tục giám sát việc định giá của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn điều chỉnh giá, do có biến động tạo chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành nhưng trước khi điều chỉnh, doanh nghiệp phải đăng ký giá với Liên Bộ để xem xét lựa chọn phương án xử lý hài hòa giữa điều hành thuế, phí, Quỹ Bình ổn và giá xăng dầu cho phù hợp.

Khoản lỗ hơn 5.000 tỷ đồng chưa được xử lý

Theo Nghị định 84, doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia bình ổn giá được bù đắp lại những chi phí tham gia, nhưng thực tế, thời gian qua, việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu luôn chậm hơn biến động giá thế giới, vì thế giá bán lẻ luôn thấp hơn giá cơ sở. Trong khi đó, để kiềm chế lạm phát, 3- 4 doanh nghiệp đầu mối lớn nhất (Petrolimex, PV Oil, Petex) phải thực hiện nhiệm vụ chính trị là “nén giá”, tăng nhập khẩu để bù đắp phần thiếu hụt do các doanh nghiệp nhỏ bỏ thị trường. Do đó, doanh nghiệp càng lớn lỗ càng to.

Vì chưa có quy định cụ thể bù đắp những chi phí hợp lý cho doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, hậu quả là các DN bị lỗ hơn 5.000 tỷ đồng, đến nay chưa có hướng xử lý.

Điều này gây khó khăn về tài chính cho các DN, làm cho vốn của chủ sở hữu đã ít lại càng bị áp lực do khoản vay tín dụng ngày một tăng (năm 2010 vay tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng, tương đương 189% vốn chủ sở hữu, năm 2011 vay tín dụng gần 27.000 tỷ đồng, tương đương 193% vốn chủ sở hữu), khó khăn về vay tín dụng ngân hàng để kinh doanh xăng dầu, khó khăn trong nhận tín dụng mua xăng dầu của đối tác nước ngoài, khó duy trì ổn định hệ thống phân phối xăng dầu…

Những tồn đọng cần tiếp tục xử lý

Trong đánh giá về Nghị định 84, các DN cũng kiến nghị, chi phí kinh doanh định mức được quy định từ năm 2009 đến nay không còn phù hợp (bao gồm cả chi phí dành cho tổng đại lý, đại lý). Bên cạnh đó cơ chế vận hành Quỹ bình ổn giá, tổ chức và quản lý hệ thống phân phối, quản lý chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối… thực tế khi thực hiện nghị định còn nhiều điểm bất cập nên cũng cần sửa đổi hợp lý.

Đặc biệt, để ổn định thuế trong chi phí kinh doanh xăng dầu, các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu mong muốn Nhà nước áp thuế nhập khẩu cố định theo khối lượng (trong vòng 1 năm hoặc chí ít là 1 quý).

Đồng thời để minh bạch, công khai cách tính giá xăng dầu, Bộ Tài chính (là cơ quản quản lý khách quan nhất) nên thường xuyên niêm yết giá cơ sở xăng dầu theo thời gian nhất định.

Trao quyền định giá cho doanh nghiệp nhưng Liên Bộ Tài chính, Công Thương sẽ giám sát chặt chẽ. Khi muốn điều chính giá bán, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải đăng ký với Liên Bộ để xem xét phương án hài hòa nhiều bên.

Thanh Hương

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ