Thứ năm 14/11/2024 12:17

Kinh doanh mặt bằng bán lẻ: Chật vật phục hồi

Thị trường kinh doanh mặt bằng bán lẻ được nhận xét vẫn chưa có sự hồi phục so với trước dịch khi những khách thuê diện tích lớn như giải trí, chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp đang phải vật lộn để duy trì.

Chật vật duy trì

Theo báo cáo về thị trường cho thuê bán lẻ được Jones Lang LaSalle (JLL Việt Nam) đưa ra gần đây, trong nửa đầu năm 2020, những khách thuê diện tích lớn bao gồm: trò chơi - giải trí, chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp đang phải vật lộn để duy trì diện tích thuê. Nguyên nhân chủ yếu do người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm ngân sách chi tiêu, từ đó tác động tới doanh thu các mặt hàng này sụt giảm.

Mặt bằng trống trơn được khách trả lại bên ngoài một siêu thị ở quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh)

Chủ một thương hiệu giày nữ tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, trước thời điểm dịch xảy ra thương hiệu giày phát triển rất tốt và chỉ trong thời gian ngắn đã mở được 7 cửa hàng trong các trung tâm thương mại khắp thành phố. Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng dịch, khách mua sụt giảm, doanh thu gần như không có khiến mọi kế hoạch kinh doanh mở rộng đang ấp ủ phải hủy bỏ. Để “cắt lỗ”, toàn bộ các cửa hàng phải đóng cửa và bán lại thương hiệu cho một đơn vị khác.

Chung cảnh ngộ, chị Lương Ngọc Bảo Hà - Sáng lập của HA Spa (chuyên chăm sóc sức khỏe tại quận 3) chia sẻ, chị mới phải đóng bớt 1 cửa hàng để dồn lực cho cửa hàng còn lại nhằm tránh lỗ. Tuy nhiên theo chị Hà, ngay cửa hàng đang hoạt động cũng chỉ ở mức cầm chừng, đủ chi phí trang trải chứ không có “lời” như trước đây.

Không chỉ các nhóm hàng trên, ông Lê Hữu Tình - Giám đốc Marketing của Emart Việt Nam - cho hay, các ngành hàng như điện máy, thời trang và một số ngành phi thực phẩm khác hiện dù đã thoát mức tăng trưởng âm nhưng vẫn chưa thể phục hồi. Theo ông Tình, hiện khách hàng chỉ “móc hầu bao” để mua sắm những thứ thực sự cần thiết cho cuộc sống hàng ngày là thực phẩm và các nhu thiết yếu khác nên chưa thể kỳ vọng nhiều vào tình hình kinh doanh các mặt hàng phi thực phẩm trong các tháng tới.

Đây cũng là lý do tình trạng trả mặt bằng diễn ra phổ biến tại nhiều trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua.

Cách nào vực dậy?

Nhìn về triển vọng thị trường bán lẻ trong 6 tháng cuối năm, nhiều ý kiến cho biết chưa có khởi sắc nhiều. Minh chứng cho nhận định này, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam - cho hay, có tới 38% nhà bán lẻ phải tạm ngưng mở rộng trong năm 2020, 11% tập trung củng cố cửa hàng hiện tại hoặc buộc dời ngày khai trương sang năm 2021.

Bán lẻ hồi phục chủ yếu vào lĩnh vực ăn uống, tiêu dùng thiết yếu

Bà Thanh cho rằng, dù thời điểm hiện tại doanh thu bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh về cơ bản đã phục hồi tới 70% so với thời điểm giãn cách song vẫn giảm khoảng 10% so với cùng kỳ và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh ăn uống, các ngành chăm sóc sắc đẹp hay giải trí vẫn chưa thể phục hồi.

Để vực dậy ngành bán lẻ, theo Savills Việt Nam, các đơn vị kinh doanh TTTM, mặt bằng cần có những kế hoạch kinh doanh, định vị thương hiệu, định vị khách thuê, hay áp dụng các công cụ tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), đa dạng hóa sản phẩm… Bên cạnh đó là việc kết hợp và tăng cường mua bán online để đảm bảo được doanh thu và chi phí hoạt động của các doanh nghiệp đó tại thị trường Việt Nam.

Còn theo JLL, các nhà phát triển TTTM nên xem xét lại mô hình cho thuê cố định truyền thống sang mô hình chia sẻ doanh thu, để giúp chia sẻ rủi ro và tăng cường mối quan hệ giữa chủ nhà và khách thuê. Ngoài ra, về lâu dài, với sự tăng trưởng của thương mại điện tử, các TTTM nên tái cấu trúc mô hình kinh doanh và đa dạng hóa ngành hàng - dịch vụ để giữ chân khách hàng.

Thực tế thì trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường bán lẻ vẫn ghi nhận một số tên tuổi lớn toàn cầu gia nhập như Uniqlo với 2 cửa hàng mới tại TP. Hồ Chí Minh, Miki House - thương hiệu thời trang cao cấp cho trẻ em đến từ Nhật Bản đã mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào cuối tháng 2/2020… Tuy nhiên theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE Việt Nam - đây là những chiến lược kinh doanh đã được lên sẵn từ năm 2019, còn trong năm nay hầu hết nhà bán lẻ đều phải tạm ngưng việc mở rộng.
Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10: Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm