Thứ ba 26/11/2024 02:42

Kiên Giang tăng lượng hàng, ngăn chặn sốt giá dịp Tết

Dự kiến trong tháng cao điểm Tết Nguyên đán 2024 sức mua trên địa bàn Kiên Giang sẽ tăng và tỉnh đã hoàn tất việc chuẩn bị hàng hóa cung ứng ra thị trường.

Theo Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, dự báo nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong tháng cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng, trong đó tập trung vào những ngày cận Tết. Cụ thể, tổng lượng hàng hóa tiêu dùng trong tháng Tết vào khoảng 54.585 tấn các loại, với tổng trị giá hàng hóa khoảng 2.631,70 tỷ đồng, tăng 9,53% so với cùng kỳ 2022.

Với dự báo trên, để có nguồn hàng đảm bảo cung ứng cho thị trường, từ cuối năm 2023 Sở Công Thương Kiên Giang đã ban hành kế hoạch bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024. Theo đó, Sở đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có hệ thống phân phối trong tỉnh, đặc biệt hệ thống phân phối kinh doanh theo chuỗi có kho dự trữ đầu nguồn có trách nhiệm tăng cường mức dự trữ hàng hóa phải đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trên địa bàn; bán hàng phải niêm yết giá và bản đúng giá niêm yết, đảo bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật để cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân.

Lượng hàng tại các siêu thị được chuẩn bị từ cách đây 3 tháng. Ảnh Kiều Diễm

Thực hiện kế hoạch này, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn trên địa bàn tỉnh như Công ty CP Thương mại Kiên Giang, hệ thống siêu thị Co.opmart, siêu thị Winmart… cho biết, đã chủ động nguồn hàng cung hàng hoá, đảm bảo chất lượng với giá ổn định.

Chẳng hạn siêu thị Co.opmart Kiên Giang đã chuẩn bị 1.500 tấn hàng hóa các loại, trị giá hơn 80 tỷ đồng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Tất cả nguồn hàng hiện đã có đầy đủ và sẵn sàng cung ứng tăng lên khi thị trường có nhu cầu. Đáng chú ý, theo lãnh đạo Co.opmart Kiên Giang, thực hiện chương trình Tết của công ty mẹ là Saigon Co.op, siêu thị đang thực hiện giảm giá cho hơn 2.000 mặt hàng Tết, mức giảm từ 15-50% và kéo dài đến ngày 24/1/2024. “Thời gian này người lao động đã nhận các khoản lương, thưởng cuối năm nên định hình được mức chi tiêu cho mùa Tết. Do đó đây cũng là giai đoạn Co.opmart bơm mạnh hàng khuyến mãi Tết vào lưu thông giúp khách hàng tiết kiệm chi tiêu tối đa”- đại diện siêu thị này chia sẻ.

Người dân Kiên Giang bắt đầu sắm Tết. Ảnh Kiều Diễm

Điều đặc biệt trong giai đoạn này là Co.opmart cũng tung các mẫu giỏ quà Tết mang thương hiệu hàng nhãn riêng Co.op bao gồm các đặc sản của các vùng miền như hạt điều Bình Phước, cá dứa Cần Giờ, lạp xưởng Sóc Trăng, tôm khô, hạt điều lụa, hạt mắc ca, bánh phồng tôm… lên kệ. Giỏ quà đặc sản Tết có giá từ 499.000 đồng trở lên và chiết khấu 8% cho khách hàng khi mua số lượng lớn.

“Đối với những mặt hàng thiết yếu, siêu thị đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu khách hàng với giá bình ổn. Lượng hàng tăng từ 20 - 30% so với ngày thường, chủ yếu phục vụ bán hàng bình ổn, lưu động và lượng khách hàng từ các huyện”, đại diện Co.opmart Kiên Giang khẳng định.

Trong khi đó Công ty Cổ phần Thương mại Kiên Giang cũng đã chuẩn bị khoảng 90 tấn hàng thiết yếu với giá trị ước tính 3,75 tỷ đồng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu những ngày tết của người dân. Trong đó, đối với mặt hàng gạo, công ty đã chuẩn bị 30 tấn, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ 2023. Mặt hàng cá đóng hộp khoảng 60 tấn (tương đương 300.000 lon).

Hay như hệ thống Winmart/Winmart+ thuộc WinCommerce cũng cho biết đã lên kế hoạch cung ứng hàng hóa dịp cuối năm từ 2-3 tháng trước. “Với định hướng triển khai chiến lược “giá tốt”/”giá rẻ” xuyên suốt cả năm nhằm mang tới một giỏ hàng chất lượng với mức giá tiết kiệm hơn cho mọi gia đình Việt, chúng tôi đã đều đặn triển khai chương trình ưu đãi 2 kỳ mỗi tháng, đồng thời, áp dụng mức ưu đãi hội viên 20% cố định với sản phẩm rau sạch WinEco, thịt mát MEATDeli. Đặc biệt chuẩn bị cho dịp cuối năm, chúng tôi còn cùng các đối tác xây dựng chiến lược giá ổn định, tung nhiều chương trình khuyến mại lên tới 50%, deals hot giá sốc kèm tặng quà, và các lễ hội trái cây, dùng thử sản phẩm… cho người tiêu dùng”- đại diện siêu thị Winmart chia sẻ.

Ngoài chuẩn bị hàng hóa, thời điểm này Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang cũng đang tích cực triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm.

Theo đó, chỉ sau 1 tháng triển khai, Các Đội Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 13 vụ vi phạm, thống kê 367 cơ sở, vận động các tổ chức, cá nhân ký 223 bản cam kết chấp hành tốt các quy định pháp luật trong kinh doanh.

Dự báo trong tháng cao điểm Tết, tình hình thị trường, hàng hóa sẽ sôi động hơn, do vậy Cục Quản lý thị trường Kiên Giang sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn thị trường nội tỉnh, chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường; tập trung giám sát, kiểm tra, xử lý các vi phạm về chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của thương nhân, người tiêu dùng.

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Kiên Giang

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công