Thứ bảy 26/04/2025 22:03

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Phóng viên Báo Công Thương ghi nhận ý kiến một số lãnh đạo quản lý thị trường địa phương về kiểm tra mặt hàng sữa sau vụ sữa giả 500 tỷ đồng bị triệt phá..

Nghị định 15 quy định rõ thẩm quyền

Đường dây sản xuất sữa giả được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn, doanh thu gần 500 tỷ đồng, xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Hiện dư luận quan tâm đến trách nhiệm, các vấn đề kiểm tra và công tác quản lý thị trường mặt hàng này.

Liên quan đến vụ việc, qua ghi nhận thực tế và ý kiến từ lực lượng một số địa phương cho thấy, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã bám sát các văn bản, hướng dẫn, quy định pháp luật để triển khai. Đặc biệt, tại Nghị định số 15 năm 2018 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.

Quản lý thị trường Lào Cai phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra mặt hàng thực phẩm trên địa bàn. Ảnh: QLTT Lào Cai

Theo ông Đỗ Du Bắc - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, về quản lý an toàn thực phẩm: Căn cứ Nghị định số 15/2018 của Chính phủ, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành. Tại địa phương, Sở Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường trong phạm vi tỉnh, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt. Các sản phẩm này hiện nay do Sở Y tế và Chi cục An toàn thực phẩm quản lý. Do vậy, Sở Công Thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý trực tiếp các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt.

Cũng theo ông Đỗ Du Bắc, căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh QLTT và các quy định hiện hành, lực lượng QLTT chỉ được phép kiểm tra định kỳ hoặc chuyên đề đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế, lực lượng QLTT chỉ được kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

Do đó, theo quy định pháp luật hiện hành, lực lượng QLTT chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bám sát quy định pháp luật

Cũng liên quan đến mặt hàng sữa, ông Đỗ Văn Tính - Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Lai Châu - cho biết: Trong thời gian vừa qua, tình hình thị trường mặt hàng sữa trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhìn chung ổn định, chưa ghi nhận các vụ việc vi phạm lớn, trong đó có vụ việc liên quan đến hành vi kinh doanh sữa giả của Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group.

Tuy nhiên, trước thông tin về tình trạng sữa giả tràn lan trên cả nước, chi cục đã chủ động tăng cường nắm bắt thông tin, xây dựng kế hoạch và triển khai các đợt kiểm tra, kiểm soát đột xuất và định kỳ.

Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh mặt hàng sữa tại các cơ sở phân phối, đại lý sữa, cửa hàng chuyên sữa, siêu thị, cửa hàng tạp hóa có kinh doanh sản phẩm sữa trên địa bàn, một số trường hợp kinh doanh sữa hết hạn sử dụng đã được phát hiện và xử lý kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật.

Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, hậu an toàn thực phẩm..., lực lượng QLTT Lai Châu luôn bám sát các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hóa, Nghị định số 178/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có các thông tư, nghị định quy định về quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa, quy định về ghi nhãn sản phẩm, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa...

Nghị định số 15 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trong đó thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa đã được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.
Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?