Chủ nhật 22/12/2024 22:54

Kiểm toán góp phần khắc phục hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên, môi trường

Để bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia chú trọng công tác kiểm toán. Tại Việt Nam, Kiểm toán nhà nước cũng tổ chức các cuộc kiểm toán hướng đến vấn đề môi trường.

Thời gian qua, ngoài thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề đối với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, như: Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021; kiểm toán hoạt động quản lý nhập khẩu phế liệu giai đoạn 2016- 2018…

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Qúy Kiên, các kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, đảm bảo công tác quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực trong phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày càng tốt hơn, góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng quyền lực, lách luật dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Khoáng sản là một trong những lĩnh vực được tăng cường công tác kiểm toán

Cụ thể với lĩnh vực khoáng sản, Kiểm toán nhà nước kiến nghị xem xét, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn về thành phần, hình thức văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Khoáng sản; bổ sung, sửa đổi đối với Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và Nghị định số 67/2019/NĐ-CP để thống nhất về thời điểm xác định và nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Kiến nghị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu đề xuất các nội dung quy định tại khoản 11 Điều 1 trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản đang trình Chính phủ xem xét, ban hành tại Tờ trình số 83/TTr-BTNMT ngày 20/10/2023.

Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước cũng kiến nghị việc ban hành bổ sung quy định về phương pháp, cách tính trữ lượng cát, sỏi bồi lắng gia tăng trong diện tích mỏ hàng năm; chưa có quy định, phương pháp xác định được về bán kính ảnh hưởng có thế dẫn đến sạt lở bờ sông tại Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kiến nghị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu quy định tại Điều 1 dự thảo Thông tư sửa đổi.

Hiện nay, dự thảo Thông tư đang được đăng trên cống thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, trước khi ban hành.

Đối với lĩnh vực môi trường, Kiểm toán nhà nước kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2016/NĐ-CP trong đó bổ sung chế tài xử lý cụ thể đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực sản xuất túi nilon; ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy có chiều dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet theo Đề án của Chính phủ ban hành theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013.

Kiến nghị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu đưa vào quy định tại Điều 28 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (thay thế Nghị định số 155/2016/NĐCP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).

Với kiến nghị bổ sung quy định tỷ lệ thu hồi tái chế và điều kiện bắt buộc phải thực hiện kế hoạch thu hồi tái chế đối với các doanh nghiệp sản xuất túi nilon thân thiện môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu, bổ sung các quy định tại Điều 64 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Kiểm toán nhà nước cũng đề xuất, kiến nghị bổ sung quy định kiểm toán môi trường đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường của các đối tượng này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu và trình Chính phủ, Quốc hội bổ sung quy định về kiểm toán môi trường tại Điều 74 và Điều 160 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết lỗ hổng trong quản lý môi trường và có giải pháp điều chỉnh hoạt động quản lý môi trường được hiệu quả hơn. Ngoài ra, Điều 160 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 cũng đã bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trong lĩnh vực môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên quan.

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiêm túc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý tài nguyên nước. Cụ thể, đối với kiến nghị xây dựng, vận hành hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, Thông tư 47/2017/TT- BTNMT ngày 07/11/2017 chưa đảm bảo chất lượng, tiến độ kết nối dữ liệu, chưa rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện kết nối, đặc biệt là các cơ sở có thời hạn lắp đặt trước ngày 31/12/2019, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý diễn biến nguồn nước mặt, nước dưới đất và hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác chỉ đạo điều hành”. Đến nay, hệ thống đã cơ bản hoàn thiện các chức năng, đáp ứng được nghiệp vụ quản lý giấy phép tài nguyên nước dùng chung cho cả Trung ương và địa phương; tích hợp với hệ thống giám sát khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước cấp Trung ương. Hệ thống cũng đã cơ bản hoàn thiện các chức năng, đáp ứng được mục tiêu giám sát tự động các thông số về khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định.

Liên quan tới lĩnh vực đất đai, thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thể chế hóa trong các quy định tại Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn Luật để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Đơn cử như với kiến nghị nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi quy định Luật Đất đai để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nhận thế chấp là quyền sử dụng đất của các tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu và bổ sung quy định đối tượng là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật tại Điều 35; tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm được quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam tại Điều 36. Hiện nay, Luật Đất đai đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước không chỉ giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, đảm bảo công tác quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực trong phạm vi quản lý của Bộ ngày càng tốt hơn mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tài nguyên và môi trường, thúc đẩy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, tạo tiền đề cho sự phát triển, minh bạch nền tài chính quốc gia.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2