Thứ ba 06/05/2025 19:52

Kịch bản nào sau sự phá vỡ hệ thống của WTO?

Chính sách kinh tế của chính quyền Donald Trump đang tạo ra những vết nứt trong hệ thống WTO và phá vỡ trật tự quốc tế dựa vào quy tắc. Ngoài việc áp đặt thuế quan, Hoa Kỳ đã ngăn cản việc bổ nhiệm các thẩm phán mới của cơ quan giải thích và thực thi các quy tắc, quyết định và thỏa thuận của WTO.

Giovanni Di Lieto - Giảng viên luật thương mại quốc tế của Đại học Monash- cho rằng, WTO sẽ gần như ngừng hoạt động vào cuối năm 2019, nếu lo ngại trên còn tiếp diễn. Do đó, sẽ gây ra sự phân rã dần dần của hệ thống thương mại đa phương và dẫn đến một trật tự kinh tế quốc tế mới, mà không còn neo giữ theo giá trị tự do, cũng không hoàn toàn bị ràng buộc bởi các quy tắc luật pháp. Các nước cần phải có kế hoạch cho sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu. Nói cách khác, cần có một kế hoạch B khi chương trình nghị sự thương mại của Tổng thống Trump dẫn đến sự bảo hộ hơn nữa. Điều này có thể bao gồm cái gọi là “thuế điều chỉnh biên giới”- một thuế phẳng đối với hàng nhập khẩu với mức giảm giá tương ứng đối với hàng xuất khẩu- hoặc nhấn mạnh hơn vào thương mại với các nền kinh tế ít cạnh tranh như Ấn Độ và Indonesia.

Việc Hoa Kỳ ngăn cản việc chọn các thẩm phán mới của Cơ quan Phúc thẩm WTO đã gây ra một loạt tranh chấp lớn. Cơ quan Phúc thẩm WTO là một tòa án thương mại quốc tế về giải quyết tranh chấp gồm 7 thẩm phán. Họ có tiếng nói cuối cùng về giải quyết và thực thi các quy tắc, quyết định và hiệp định của WTO. WTO là một tổ chức dựa trên sự đồng thuận của các thành viên. Do đó, việc bổ nhiệm các thẩm phán mới của Cơ quan Phúc thẩm chỉ có thể xảy ra “nếu không có thành viên nào có mặt tại cuộc họp, từ chối chính thức khi ra quyết định”. Đây không phải là quyền phủ quyết bình đẳng cho tất cả các thành viên WTO từ một Trung Quốc lớn mạnh đến một Vanuatu nhỏ bé. Các nền kinh tế lớn hơn có thể dễ dàng ảnh hưởng đến những nước nhỏ, nhưng điều ngược lại thì không đúng. Trên thực tế, chỉ có một quốc gia rất mạnh có thể chống lại bất kỳ quá trình nào của WTO.

Từ tháng 10 năm 2018 sẽ chỉ có 3 thẩm phán của Cơ quan Phúc thẩm - mức tối thiểu cần thiết để tạo ra cơ quan giải quyết tranh chấp hợp lệ. Điều quan trọng là hai thẩm phán sẽ kết thúc nhiệm kỳ 4 năm vào ngày 10/12/2019, do đó Cơ quan Phúc thẩm chỉ còn 1 thành viên. Điều này có nghĩa là các quy tắc của WTO có thể không còn được thực hiện và thi hành lâu thêm nữa. Một Cơ quan Phúc thẩm bị tê liệt là dấu hiệu chết cho hệ thống thương mại đa phương. Đây là những gì mà Trump thực sự muốn ám chỉ khi nói rằng “cuộc chiến thương mại là tốt và dễ dàng để giành chiến thắng”. Các cuộc chiến thực sự cho các quốc gia hành động đơn phương mà không có sự ràng buộc của các quy tắc đa phương.

Việc giảm vai trò của Cơ quan Phúc thẩm chỉ là một chiến thuật mới nhất được chính quyền Trump sử dụng để chống lại toàn cầu hóa. Nó dường như là một kế hoạch hai hướng. Đầu tiên, phá vỡ hệ thống WTO. Thứ hai, thực hiện các thay đổi thuế sâu rộng để tái cân bằng các cán cân thương mại của Mỹ, sử dụng các biện pháp bị cấm trong WTO. Cuộc khủng hoảng về Cơ quan Phúc thẩm WTO là một dấu hiệu mà các nước phải hành động không chậm trễ để hạn chế bất kỳ thiệt hại nào từ các luồng thương mại bị gián đoạn và theo đuổi các lợi ích từ chuyển hướng thương mại trong các chuỗi giá trị khu vực mới nổi. Ví dụ như các nhà sản xuất thịt bò của Australia sẽ cạnh tranh hơn nhiều trong xuất khẩu sang Trung Quốc khi các đối thủ cạnh tranh của Mỹ phải vật lộn với mức thuế 25% đối với thịt bò. Ở châu Á, Nhật Bản gần đây đã ký một hiệp định với EU để giảm thuế nhập khẩu thực phẩm để đổi lấy các nhượng bộ về xuất khẩu xe hơi do cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc gây ra. Các nhà sản xuất thực phẩm Australia sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ EU tại thị trường Nhật Bản.

Với việc Hoa Kỳ lập kế hoạch điều chỉnh thuế biên giới hậu WTO, các nước cần xem xét các biện pháp tương tự để duy trì nền kinh tế ổn định và cạnh tranh, trong đó nên tập trung các nỗ lực ngoại giao đối với các quan hệ song phương trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hơn là các nền kinh tế phát triển xa xôi. Một thế hệ mới các quan hệ đối tác thương mại và đầu tư song phương sẽ tốt hơn và phù hợp hơn với việc giảm thiểu các công cụ của WTO, nhằm tối đa hóa kết quả kinh tế và an ninh trong một trật tự quốc tế ít tự do hơn. Trong cuộc thảo luận gần đây ở Buenos Aires, các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm G20 cũng đã kêu gọi cải tạo hệ thống WTO vì “không giải quyết được các vấn đề lâu dài” và được “xây dựng trong một thời điểm khác”.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine 'nghẹt thở' ở Minograd

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/4: Quân đội Nga kiểm soát sông Dnieper

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Chiến sự Nga - Ukraine tối 28/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Kursk

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tin thuế quan 28/4: Indonesia tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin thuế quan 27/4: Thị trường toàn cầu lạc quan trước tín hiệu tích cực về thuế quan

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/4: Quân đội Nga siết vây Dnepropetrovsk

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy