Chủ nhật 20/04/2025 18:00

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán?

Chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán của ABS đưa ra hai kịch bản thị trường trong tháng 6 và khuyến nghị nhà đầu tư nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro.

Nhóm chuyên gia Chứng khoán An Bình (ABS) dự báo diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 6 với hai kịch bản.

Cụ thể, kịch bản đầu tiên VN-Index sau khi chạm ngưỡng 1.100 điểm sẽ rung lắc hấp thụ lực cung và hướng đến chinh phục các mốc kháng cự 1.120 - 1.135 - 1.148 điểm (trường hợp tốt nhất tối đa có thể đạt 1.215 điểm) khi thanh khoản tăng và tâm lý tiếp tục hưng phấn. Tiếp đó, chỉ số sẽ đi ngang và điều chỉnh trong một pha điều chỉnh trung hạn nếu phá vỡ ngưỡng 1.050 điểm.

Kịch bản thứ 2, chỉ số VN-Index đi ngang rung lắc quanh vùng 1.100 - 1.115 điểm và xác nhận điều chỉnh trung hạn khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.050 điểm.

Chuyên gia ABS nghiêng về khả năng VN-Index có thể điều chỉnh theo kịch bản 2 và khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên quản trị rủi ro. "Tuy nhiên, một số mã đã tạo đáy dài hạn và lên trước thị trường chung, do đó có thể cân nhắc nắm giữ hoặc gia tăng tỷ trọng phù hợp khi thị trường chung điều chỉnh hoặc chốt lời chờ một nhịp điều chỉnh tiếp theo", chuyên gia ABS khuyến nghị.

Diễn biến chỉ số VN-Index theo kịch bản 1 của ABS
Diễn biến chỉ số VN-Index theo kịch bản 2 của ABS

Về lựa chọn nhóm ngành, chuyên gia ABS kỳ vọng các biện pháp thúc đẩy đầu tư công, các gói hỗ trợ lãi suất, hoãn thanh toán thuế thu nhập và tiền thuê đất, giảm thuế VAT,... sẽ là bệ đỡ cho tăng trưởng GDP quý II/2023.

Vẫn theo các chuyên gia, hiện trạng vĩ mô trên thế giới tiếp tục duy trì các yếu tố tiêu cực như rủi ro suy thoái kinh tế ở Mỹ, Châu Âu, giảm phát và thu hẹp sản xuất ở Trung Quốc... Lạm phát vẫn ở mức cao kỷ lục ở nhiều nước trên thế giới khiến nhiều ngân hàng trung ương các nước lên kế hoạch tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, tổng cầu đã có sự cải thiện ở tiêu dùng trong nước, đầu tư công so với cùng kỳ…. Tuy nhiên, khu vực sản xuất vẫn tiếp tục thu hẹp, xuất khẩu giảm so với cùng kỳ, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hồi phục yếu so với tháng trước. Đầu tư công dù có tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng tốc độ hoàn thành kế hoạch năm chưa cải thiện. Doanh nghiệp trong các ngành bất động sản và công nghiệp nặng có tỷ lệ nợ cao và đang chịu áp lực thanh toán trái phiếu doanh nghiệp.

Dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vốn… Nhưng tất cả các chính sách thời gian qua vẫn cần thời gian để phát huy tác dụng lên nền kinh tế thực và phản ánh vào kết quả kinh doanh các doanh nghiệp.

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

'Giải mã' thị trường chứng khoán bằng 6 giải pháp

Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index 'dọn đường' lên 1.400 điểm!

Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới

Cổ đông của MSB trả trước hạn 1,2 tỷ đồng trái phiếu

Vì sao cổ phiếu 'quốc dân' ngành thép HPG khớp lệnh 'khủng'?