Thứ hai 05/05/2025 16:28

Khuyến công Đăk Nông: Tăng năng lực chế biến nông sản

4/6 đề án khuyến công quốc gia năm 2018 của tỉnh Đăk Nông thuộc nội dung hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đều được hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn (CNNT) hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản. Có thể thấy, khuyến công Đăk Nông rất ưu ái cho ngành nghề này. 
Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia giúp việc phân loại cà phê nhanh và chính xác hơn

Sở dĩ chế biến nông sản nhận được nhiều nguồn lực hỗ trợ bởi đây là thế mạnh và là trọng tâm phát triển kinh tế của Đăk Nông. Trên địa bàn tỉnh hiện có 306,7 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó phần lớn là diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, điều… Những năm qua, nhờ các chính sách khuyến khích phát triển hợp lý, thiết thực của tỉnh, diện tích cây công nghiệp ngày càng mở rộng. Số lượng doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản cũng tăng đáng kể.

Riêng với chương trình khuyến công, hơn 10 năm qua, khuyến công Đăk Nông đã hỗ trợ thực hiện hơn 20 đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và đầu tư ứng dụng công nghệ chế biến nông sản mới. Các đề án đều phát huy tốt hiệu quả, giúp cơ sở, doanh nghiệp tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận. Đáng lưu ý, tổng vốn đối ứng của các cơ sở CNNT đạt hơn 11 tỷ đồng cũng cho thấy sức hút mạnh mẽ của chương trình khuyến công.

Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến nông sản còn được đào tạo, tập huấn trang bị thêm kiến thức về quản lý, điều hành sản xuất; tham dự hội chợ triển lãm trong nước và tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu các cấp. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh còn hỗ trợ một số cơ sở sản xuất máy chế biến nông sản; sản xuất, sửa chữa máy móc phục vụ nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đơn cử, sau khi được hưởng hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia năm 2017 cho ứng dụng cụm máy phân loại cà phê theo trọng lượng và kích thước trong chế biến cà phê nhân, Công ty TNHH MTV Thương mại Nga Thanh (huyện Krông Nô) đã thay đổi đáng kể năng lực sản xuất, kinh doanh. Thiết bị mới đã giúp việc phân loại cà phê nhanh và chính xác hơn; giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại lợi ích tối đa trên mỗi loại sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị chế biến cà phê bột trên thị trường. Việc ứng dụng máy móc mới cũng đã giúp mở rộng quy mô sản xuất của công ty, doanh thu và lợi nhuận tăng, tạo thêm việc làm cho 10 lao động địa phương với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Tương tự, tại Công ty TNHH MTV Sản xuất và Chế biến Bông lúa Việt (huyện Krông Nô), sau khi được sự tư vấn và hỗ trợ kinh phí từ khuyến công, công ty đã đầu tư máy bóc tách vỏ lụa, máy tách trấu, máy tách lúa… với tổng kinh phí 460 triệu đồng. Sau khi đưa vào sử dụng, năng suất đã tăng thêm 300 tấn gạo/năm, đạt danh thu 3,7 tỷ đồng/năm.

Theo đánh giá từ Sở Công Thương Đăk Nông, các đề án khuyến công đã kịp thời khuyến khích, hỗ trợ cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, từng bước đưa công nghiệp chế biến nông sản phát triển ổn định, góp phần tạo việc làm mới, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Tiếp tục thực hiện định hướng ưu tiên phát triển ngành nghề thế mạnh này của tỉnh, năm 2018, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đăk Nông tiếp tục bám sát các cơ sở được hỗ trợ thực hiện đề án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, bảo đảm triển khai đúng tiến độ, hiệu quả. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá giới thiệu nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Trong kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2018, khuyến công Đăk Nông hỗ trợ thực hiện 4 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị mới vào sản xuất nhằm tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh.

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công