Thứ bảy 28/12/2024 14:04

Khu kinh tế cửa khẩu góp phần phát triển kinh tế vùng biên

Trải qua 15 năm hoạt động, 28 khu kinh tế cửa khẩu được hình thành ở 21/25 tỉnh biên giới nước ta đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế- thương mại cửa khẩu, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn, đặc biệt là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới.

 - Đó là nhận xét của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khi thảo luận về các hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu tại hội nghị 20 năm xây dựng KCN, KCX, KKT Việt Nam vào sáng 17/2.

Như vậy, với đường biên giới trải dài bao gồm nhiều cửa khẩu thông với các nước láng giềng, việc phát triển loại hình kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đã trở thành một loại hình khu kinh tế có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và của cả nước nói chung.

Kể từ năm 1996, với chính sách thí điểm lần đầu tiên áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), đến nay càng khẳng định việc phát triển loại hình khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) là việc làm hết sức cần thiết nhằm mở cửa nền kinh tế theo phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Từ đó nhằmthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương hai bên biên giới.

Hiện nay, cả nước có 21 tỉnh trong tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền có khu kinh tế cửa khẩu, trong đó giáp Trung Quốc có 6 tỉnh, giáp Lào có 8 tỉnh và giáp Campuchia có 8 tỉnh (do khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y vừa giáp Lào, vừa giáp Campuchia); còn 4 tỉnh dự kiến sẽ thành lập KKTCK trong giai đoạn 2016- 2020. Ngoài ra, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Trị sẽ được thành lập thêm 01 KKTCK (La Lay). Như vậy, tính cho đến nay, cả nước đã có 28 KKTCK và đến hết năm 2020, Việt Nam sẽ có 30 KKTCK.

Trong những năm qua, các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.

Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK tăng trưởng khá qua các năm, năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và nhập khẩu đạt 2,51 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu qua KKTCK đều đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu chung của cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các KKTCK cả nước hiện thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 40 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung các dự án đầu tư vào KKTCK còn tập trung chủ yếu tại một số KKTCK lớn trên 3 tuyến biên giới với Trung Quốc (Móng Cái, Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lào Cai), Lào (Lao Bảo, Cầu Treo), Campuchia (Mộc Bài, An Giang)...

Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá tại các KKTCK ngày càng sôi động đặc biệt là các KKTCK tiếp giáp với Trung Quốc thường có vị trí thuận lợi, đầu mối giao lưu kinh tế Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, các KKTCK tiếp giáp với Lào thì hoạt động thương mại ít sôi động hơn làm cho KKTCK cũng kém hiệu quả. 

Với hoạt động trao đổi, mua bán khá sôi động dẫn đến tổng thu ngân sách nhà nước qua các khu kinh tế cửa khẩu năm 2010 đạt khoảng 4800 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại các khu kinh tế cửa khẩu giáp với Trung Quốc. Một số khu kinh tế cửa khẩu có mức thu ngân sách nhà nước cao như Đồng Đăng - Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai, Lao Bảo...

Việc phát triển các KKTCK đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân địa phương được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới. Thu nhập bình quân của dân cư trong KKTCK được cải thiện rõ rệt. Và cũng thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Cân nhắc khả năng tạm thời không tiếp tục phát triển thêm KKTCK

Việc hình thành và phát triển các KKTCK là chủ trương lớn của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, hầu hết các KKTCK thường nằm tại các địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Do nguồn ngân sách trung ương hết sức hạn chế, trong khi đó nhu cầu đầu tư phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu rất lớn, nên nhiều KKTCK đang gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu vận hành và thu hút đầu tư.

KKTCK thường có quy mô diện tích lớn, đòi hỏi phải tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư để phát huy được vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng. Vì vậy, việc phát triển thêm hoặc mở rộng khu kinh tế cửa khẩu phải được cân nhắc về bố trí nguồn lực, tiềm năng phát triển và lợi ích quốc gia.

Theo ông Lưu Quang Khánh- Vụ trưởng Vụ kinh tế dịch vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong giai đoạn tới, cần cân nhắc khả năng tạm thời không tiếp tục phát triển thêm KKTCK, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách và huy động nguồn lực để phát triển, nâng cao hiệu quả của các KKTCK đã thành lập.

Đối với các KKTCK đã thành lập, cần xây dựng tiêu chí để phân loại và tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng của các khu có nhiều tiềm năng, lợi thế hơn, phát triển đi trước một bước, tạo tác động tích cực lan tỏa tới khu vực xung quanh.

Đối với các KKTCK có trong Quy hoạch Phát triển khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2020, nhưng chưa được thành lập, thì cần xác định thời điểm phát triển thích hợp căn cứ vào nguồn lực và khả năng, điều kiện phát triển của từng địa phương. Trong trường hợp xét thấy điều kiện chưa chín muồi, thì có thể dãn tiến độ thành lập.

Ông Khánh cũng khẳng định, phát triển KKTCK phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Thu Phương

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh