Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thu hút hơn 8,5 tỷ USD FDI

Trong 23 năm hoạt động, tính đến nay Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore đã thu hút được 553 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư khoảng 8.523,46 triệu USD vào 9 Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (KCN VSIP) trên cả nước.

KCN VSIP hút vốn FDI

Từ đầu năm đến nay, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (KCN VSIP) tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

khu cong nghiep viet nam singapore thu hut hon 85 ty usd fdi
Một khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Ban Quản lý các KCN VSIP cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2019, KCN VSIP đã thu hút hơn 760 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Đến nay, nâng tổng số dự án tại các KCN VSIP lên 42 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký hơn 9.842 tỷ đồng. Đặc biệt, thu hút vốn FDI vào KCN VSIP tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, các KCN đã thu hút trên 696,2 triệu USD, tăng 78,93% so với cùng kỳ năm 2018 và bằng 199% so với kế hoạch năm 2019. Tính đến nay, các KCN VSIP có 553 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 8.523,46 triệu USD.

Theo ghi nhận, trong số các dự án FDI đầu tư vào các KCN VSIP có nhiều dự án lớn đã chính thức đi vào hoạt động. Đơn cử dự án nhà máy sản xuất cà phê hoà tan của Công ty TNHH Tata Coffee Việt Nam do Tập đoàn TATA (Ấn Độ) đầu tư vừa khánh thành đi vào hoạt động. Dự án có tổng vốn đầu tư 65,5 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 80.000 m2 tại KCN VSIP II (huyện Bắc Tân Uyên - Bình Dương). Đây là nhà máy sản xuất cà phê sấy lạnh, có công xuất 5.000 tấn/năm nhằm cung ứng cho thị trường toàn cầu với các loại cà phê hòa tan mới.

Tương tự, dự án nhà máy sản xuất hộp giấy tiệt trùng Tetra Pak thuộc Tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển), cũng vừa chính thức đưa vào vận hành tại Bình Dương. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 120 triệu euro với công suất 12 tỉ hộp giấy/năm và khả năng mở rộng đến 20 tỉ hộp giấy/năm. Đây là nhà máy chuyên sản xuất hộp giấy aseptic cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường ASEAN và châu Đại Dương.

khu cong nghiep viet nam singapore thu hut hon 85 ty usd fdi

Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhiều dự án FDI lớn đầu tư vào Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đi vào hoạt động

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó trưởng Ban Quản lý KCN VSIP - cho biết, trong những tháng cuối năm 2019 Ban quản lý tiếp tục thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về cải thiện môi trường đầu tư. Đồng thời, tăng cường nắm tình hình tại các doanh nghiệp (DN), qua đó kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định cho DN. Bên cạnh đó, Ban quản lý sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, thu hút đầu tư dòng vón FDI thế hệ mới...

VSIP Bình Dương mô hình kiểu mẫu

Suốt 23 năm qua, mô hình KCN VSIP luôn được Bình Dương đánh giá cao. Thành công của thương hiệu VSIP đã được khẳng định và nhiều tỉnh, thành của Việt Nam mong muốn có mô hình VSIP. Hiện KCN VSIP I - Bình Dương đã trở thành một trong những KCN kiểu mẫu với những thành tựu của một khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Diện tích phủ kín 100%, VSIP I đã thu hút 231 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD. VSIP I cũng tạo ra 95.000 việc làm cho người lao động và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của Bình Dương.

Sau thành công KCN VSIP I, năm 2006 VSIP đã công bố thành lập KCN VSIP II – Bình Dương. Đến nay KCN VSIP II đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, lấp đầy khoảng 99% diện tích KCN, thu hút gần 340 dự án công nghiệp với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thuê đất ngày càng tăng và thu hút thêm dòng vốn FDI, năm 2018, đơn vị chủ quản VSIP đã thành lập VSIP III - Bình Dương với tổng diện tích 1.000 ha, tại huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. VSIP III nằm trên đường vành đai số 4, thuận tiện kết nối với đường Mỹ Phước - Tân Vạn có vị trí chiến lược thuận lợi kết nối các nhà đầu tư tương lai với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó, VSIP III - Bình Dương được kỳ vọng sẽ sớm trở thành một KCN xanh công nghệ cao.

Có thể thấy, Bình Dương đã xây dựng được thương hiệu trong thu hút vốn FDI, trở thành địa phương phát triển kinh tế - xã hội năng động hàng đầu của cả nước. Trong đó, KCN VSIP I và KCN VSIP II – Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng, tạo dấu ấn lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương.

Nói về nguồn vốn FDI, ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong những năm qua, nhờ tập trung nỗ lực triển khai những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, Bình Dương đã có những bước tiến vượt bậc trong thu hút đầu tư. Qua đó, giúp Bình Dương giữ vững tốc độ phát triển kinh tế thuộc nhóm cao của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Về đầu tư, 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trên địa bàn tỉnh đạt 2 tỷ 424 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 73% số với chỉ tiêu năm 2018. Lũy kế đến nay tỉnh Bình Dương có 3.674 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn 33,7 tỷ USD. Chỉ số công nghiệp 9 tháng ước tăng 9,12% so với cùng kỳ. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, đến nay sản phẩm của Bình Dương xuất khẩu sang 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngach xuất khẩu ước đạt 19 tỷ 767 triệu USD, tăng 13,2% so với cung kỳ năm 2018…

Theo Ban quản lý các KCN VSIP, trong thời gian tới, cơ quan chủ quản của KCN VSIP sẽ tiếp tục đầu tư vào Bình Dương, không chỉ giới hạn mô hình kinh tế KCN mà còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vsip Bắc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động