Thứ ba 05/11/2024 14:25

Không nên nới điều kiện cho vay để kích tín dụng

Dường như đang có sự sốt ruột trước tình hình tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay, giả thiết nới điều kiện cho vay được một số nhà đầu tư đưa ra thảo luận.

 - Thêm một tuần nữa lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tạo những mức rất thấp. Trong khoảng một tháng trở lại đây, mức lãi suất qua đêm giao dịch thành công liên tục xuyên thủng các mốc 3%/năm, 2%/năm và tuần này xuống dưới cả 1%/năm. “Lãi suất như cho” là cụm từ mà một số kênh truyền thông dùng để nói về thực tế trên. Như hôm qua (30/5), thị trường ghi nhận mức lãi suất qua đêm thấp nhất chỉ còn 0,5%/năm, tạo đáy kể từ năm 2006 đến nay. Trước đây, các mức lãi suất rất thấp như vậy thường bị hoài nghi ở tính đại diện, hoặc chỉ mang tính cá biệt. Tuy nhiên, thống kê và cập nhật của Ngân hàng Nhà nước cho thấy quy mô giao dịch tại những mức từ 2% - 4%/năm thời gian gần đây là khá lớn và đều đặn qua mỗi ngày giao dịch. Trước diễn biến trên, một lần nữa trạng thái dư thừa vốn của hệ thống được giới đầu tư đưa ra bàn luận. “Tình trạng này cho thấy nguồn vốn của một số ngân hàng lớn đang ứ đọng và các ngân hàng lớn vẫn khó khăn trong việc tìm kênh ra cho dòng vốn ứ đọng của mình trong khi nhiều ngân hàng nhỏ không tiếp cận được nguồn vốn này”, bộ phận phân tích của một công ty chứng khoán đưa ra nhận định trong ngày 31/5. Đáng chú ý là cùng với đó họ dự tính: “Chúng tôi dự đoán các ngân hàng lớn sẽ phải giảm đáng kể lãi suất và điều kiện cho vay trong thời gian tới nhằm thu hút thêm khách hàng để tháo gỡ tình trạng dư thừa vốn khả dụng trong ngân hàng của mình”. Nếu như lãi suất cho vay giảm đang là một xu hướng cũng như yêu cầu đặt ra, thì tình huống giảm điều kiện cho vay nói trên là dự đoán “khá mới” trong bối cảnh hiện nay. “Có thể nhiều người đang sốt ruột với tình hình tín dụng hiện nay, nhưng không thể vì thế mà nới điều kiện cho vay. Bài học từ nợ dưới chuẩn dẫn tới cuộc khủng hoảng từ Mỹ năm 2008 và lan rộng sau đó vẫn còn rất mới. Nếu xem tín dụng là con ngựa thì các điều kiện cho vay là dây cương phải nắm chặt để kiểm soát nó”, vị tổng giám đốc này nói. Theo ông, để kích thích tín dụng hiện nay thì có thể sử dụng các điều chỉnh kỹ thuật khác. Ví dụ như Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét nới giới hạn cho vay đầu tư chứng khoán lên 30% vốn điều lệ thay vì 20%. Qua đó tạo điều kiện để ngân hàng có thể cho vay mạnh hơn, kích cầu tín dụng cụ thể hơn, tất nhiên là các điều kiện cho vay, thế chấp vẫn phải chặt chẽ. Với những điều chỉnh như vậy, người trong cuộc này cho rằng sẽ kích thích cầu của nền kinh tế - đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo hướng đó, có thể thấy chính Ngân hàng Nhà nước cũng đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện một văn bản để điều chỉnh một số quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cụ thể như dự kiến hạ hệ số rủi ro đối với cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản (từ 250% xuống 150%), qua đó tác động đến hệ số an toàn vốn của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để nguồn vốn giải ngân có thể nhiều hơn… TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh của Đại học Ngân hàng Tp.HCM, cũng phản đối ngay: “Không được và không nên đề cập đến việc giảm hay nới điều kiện cho vay. Điều đó là trái với nguyên lý trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Trong quản trị rủi ro, đó là nguyên tắc không được đúng đến”. Chuyên gia này còn cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, chính điểm đầu tiên mà các ngân hàng phải giữ chặt là các điều kiện cho vay. Theo ông Dương, cũng có thể đặt dự đoán trên ở một góc độ khác, gắn với thực tế cho vay của nhiều ngân hàng thương mại hiện nay. Đó là thay đổi cách nhìn, thói quen đánh giá điều kiện cho vay. Cụ thể, khi tiến hành thẩm định để cho vay, ngân hàng cần nhìn vào các yếu tố chính của doanh nghiệp như ý chí trả nợ, yếu tố dòng tiền, tài sản đảm bảo... Hiện việc thẩm định vẫn chủ yếu tập trung vào tài sản thế chấp, trong khi doanh nghiệp có thể có dòng tiền tốt, có các kênh tạo khả năng trả nợ tốt lại có thể không được vay. “Vì vậy, nếu đặt ra vấn đề điều kiện cho vay thì cần xem xét lại cách nhìn nhận, đánh giá khả năng đáp ứng chuẩn cho vay của doanh nghiệp đã hợp lý chưa để hai bên có thể gặp nhau. Còn nếu nới hay giảm điều kiện cho vay là trái nguyên tắc”, TS. Lê Thẩm Dương nhấn mạnh.

Theo VnEconomy

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024