Thứ sáu 25/04/2025 04:47
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà:

Không nên đưa ra những suy đoán về nguyên nhân gây sạt lở!

Tại nghị trường, nói về nguyên nhân gây sạt lở gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: "Không nên đưa ra những suy đoán mà phải dựa trên cơ sở khoa học”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin, trong những ngày mưa lũ tại miền Trung vừa qua, có những ngày lượng mưa ở Quảng Nam lên đến trên 500mm/1 ngày. “Có những nơi trong suốt giai đoạn đó là lượng mưa được tính toán vượt qua con số từ 2.000 - 4.000mm. Có thể nói là trời đổ nước xuống chứ không phải là mưa nữa”- Bộ trưởng Hà nhìn nhận.

Bộ trưởng Hà nói thêm, những điểm sạt lở nghiêm trọng vừa qua như khu kiểm lâm 67 Phong Điền, Cha Lo, Minh Hóa; khu vực Binh đoàn 337 Hướng Hóa, Trà Leng, Trà Vân, Nam Trà My, Quảng Nam; Phước Lộc, Phước Sơn; vùng sạt lở Rào Trăng 3 là những khu vực ở độ cao từ 300 - 900m.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 5/11/2020

Những tài liệu về địa chất địa hình khu vực này cũng đã được Bộ trưởng Hà chia sẻ tại nghị trường. Yếu tố chung là: các khu vực này nằm trong đứt gãy địa chất và các đứt gãy này trong thời gian vừa qua đã có sự cà sát, tạo ra độ phong hóa từ 9-16m. Cũng quá trình đó, độ phong hóa này đã tạo ra đất, cát, sét, sỏi với độ gắn kết rất thấp và nằm trên địa hình đồi núi dốc, trọng lực trượt và độ dốc của sông, suối đều theo hình chữ V, vì thế luôn luôn nằm trong một động thái địa chất kiến tạo, đó là đứt gãy do tai biến địa chất đã hình thành.

Quá trình địa chất đó luôn làm cho đất đá bị nát vụn và thành phần đất đá như đã báo cáo, với cộng thêm với vấn đề ngoại sinh đó là một lượng mưa lớn, theo tính toán, trong vòng khoảng 5 - 10 ngày mà lượng mưa 100mm thì tất cả những khu vực này đều dẫn đến nguy cơ sạt lở. Lượng mưa ngày 500mm cũng làm gia tăng trọng lực trượt của đất và làm cho sự gắn kết của các mảng trượt, cộng với vấn đề địa chất nội sinh đang hoạt động.

Đặc biệt, ở đây còn có thêm sự kết hợp của các yếu tố cấu thành tổ hợp các thiên tai, thiên tai từ sạt lở đất nhỏ gắn với đồi núi dốc và các sông suối hẹp tạo nên những biển hồ nước và kích hoạt các hoạt động địa chất nội sinh đó là hoạt động trượt.

“Nên nếu chúng ta kết luận là do thủy điện thì ở đây chưa có vấn đề do thủy điện và thủy điện Trà Leng 3 thì hiện nay chưa xây dựng. Tôi muốn nói là chúng ta không nên đưa ra những suy đoán mà phải dựa trên cơ sở khoa học” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Lộc - Dũng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

4 Thiếu tướng, 5 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026