Thứ hai 12/05/2025 22:40

Không nên chủ quan bởi áp lực lạm phát vẫn rất lớn

Mặc dù khẳng định mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4% trong năm 2021 theo yêu cầu Quốc hội đề ra có thể thực hiện được, song đại diện Tổng cục Thống kê (TCTK) vẫn khuyến nghị các bộ, ngành không nên chủ quan bởi áp lực lạm phát vẫn rất lớn.

CPI tháng 4/2021 giảm 0,04%

TCTK vừa công bố CPI tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng trước, tăng 1,27% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4 tăng 2,7% và bình quân 4 tháng đầu năm tăng 0,89%.

Trước thông tin cho rằng, từ đầu năm đến nay giá nhiều loại hàng hóa, nguyên nhiên liệu tăng, nhưng CPI tháng 4 lại giảm có phải là nghịch lý? Ông Nguyễn Trung Tiến – Phó Tổng cục trưởng TCTK - cho rằng, kết quả trên phản ánh sát với biến động giá tiêu dùng trên thị trường.

Có nhiều điều kiện để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra

Cụ thể, theo ông Nguyễn Trung Tiến, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ cấp 1, chỉ có 4 nhóm hàng hóa có chỉ số giá tháng 4/2021 giảm so với tháng trước; 6 nhóm hàng có chỉ số tăng và riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giữ giá ổn định. Tuy nhiên, xét trong tổng chi tiêu dùng của người dân, 4 nhóm hàng giảm giá lại chiếm đến 60,1%; 6 nhóm hàng hóa tăng nhưng chỉ chiếm 34,2% và nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép có giá không đổi, chiếm 5,7%.

“Do 4 nhóm hàng giảm giá với tỷ trọng lớn đã làm cho CPI chung giảm so với tháng trước”, ông Nguyễn Trung Tiến nhấn mạnh.

Về ý kiến cho rằng, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (VLXD) tháng 4 giảm 0,43% so với tháng trước, trong khi hiện nay giá các loại VLXD đang tăng cao là không hợp lý, đại diện TCTK cho rằng, đối với nhóm nhà ở và VLXD bao gồm giá thuê nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD. Trong tháng 4, nhóm này giảm so với tháng trước chủ yếu do giá điện, nước sinh hoạt và gas giảm.

Ở chiều ngược lại, từ cuối năm 2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, phôi thép, phế liệu và chi phí vận chuyển liên tục tăng, làm chỉ số giá sản xuất (PPI) nhóm sản phẩm sắt, thép tháng 4/2021 tăng 4,23% so với tháng trước và tăng 27,68% so với cùng kỳ năm 2020, bình quân 4 tháng đầu năm tăng 23,15% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, nhóm nhà ở và VLXD, nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở bao gồm xi măng, sắt thép, đá, cát được tính trong CPI tăng 1,12% so với tháng 3/2021, nhưng nhóm hàng này có quyền số tính CPI hay tỷ trọng chi tiêu trong tổng chi tiêu của dân cư là 2,03% nên chỉ tác động làm tăng CPI chung 0,02%.

Có thể kiểm soát lạm phát khoảng 4%

Nói về mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4% trong năm 2021, ông Nguyễn Trung Tiến cho rằng, CPI bình quân 4 tháng đầu năm tăng 0,89% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng bình quân 4 tháng thấp nhất kể từ năm 2016, đây là điều kiện thuận lợi, tạo dư địa để kiểm soát lạm phát cả năm.

Tuy nhiên, vẫn không được chủ quan bởi áp lực lạm phát năm 2021 vẫn hiện hữu và tăng dần từ nay đến cuối năm do 4 yếu tố: Thứ nhất, các tổ chức quốc tế đều đưa ra dự báo khả quan về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay do việc triển khai tiêm chủng vaccine chống dịch Covid-19 đã và đang được triển khai trên toàn thế giới. Ở trong nước, các doanh nghiệp cũng đang thích ứng với trạng thái bình thường mới, hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ từng bước sôi động trở lại, nhu cầu về vốn, nguyên nhiên vật liệu tăng lên. Kinh tế phục hồi, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng sẽ đẩy mặt bằng giá lên cao, tạo áp lực lên lạm phát cả năm 2021.

Thứ hai, giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới nhiều lĩnh vực tăng mạnh, việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành, chi phí sản xuất, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao. Thứ ba, các nước tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng phục vụ việc phục hồi kinh tế, tạo thành yếu tố cầu kéo sẽ đẩy giá cả hàng hóa cơ bản đi lên. Thứ 4, việc điều hành giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý thực hiện theo lộ trình như dịch vụ y tế, giáo dục cũng sẽ tác động đến CPI năm nay.

Từ những lý do trên, đại diện TCTK nhấn mạnh, không nên chủ quan trong kiểm soát lạm phát. Theo đó, nhằm giảm bớt áp lực lạm phát vào cuối năm 2021 và kiểm soát bền vững lạm phát vào năm 2022, cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến cung-cầu, giá cả thị trường và các mặt hàng thiết yếu, chủ động trong điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đúng thời điểm với liều lượng phù hợp.

Để kiểm soát lạm phát, liên Bộ Công Thương – Tài chính cần theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu hợp lý để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đến CPI chung.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo