Thứ sáu 22/11/2024 07:43

Không để thiếu hàng, sốt giá ở những địa phương có nguy cơ dịch bệnh cấp độ cao

Các địa phương áp dụng đánh giá nguy cơ dịch bệnh cấp độ cao đã lên phương án chuẩn bị hàng hoá, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, không để thiếu hàng, sốt giá.

Phú Thọ: Nhanh chóng ổn định thị trường hàng hoá

Theo Bộ Công Thương, tại tỉnh Phú Thọ, từ 12h ngày 17/10/2021, tỉnh Phú Thọ áp dụng đánh giá nguy cơ dịch bệnh cấp độ 4 (nguy cơ rất cao) đối với một số xã, phường, thị trấn của huyện Lâm Thao và Thành phố Việt Trì, do đó trong 17 và 18/10, xuất hiện tình trạng một bộ phận người dân tại Thành phố Việt Trì mua gom, tích trữ thực phẩm, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống. Nhu cầu mua hàng của người dân tăng 30-50% so với ngày thường, có thời điểm tăng 100%. Tại hệ thống siêu thị xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đã kịp thời bổ sung, bảo đảm nhu cầu mua sắm của người dân. Tại một số chợ, giá rau xanh, thực phẩm cũng tăng 15-30% so với ngày thường, một phần do trời mưa, nguồn cung giảm, một phần do nhu cầu mua sắm của người dân tăng.

Các kênh phân phối đảm bảo cung ứng hàng hoá và an toàn phòng dịch

Ngay khi tình trạng này xảy ra, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã khuyến cáo người dân không nên tích trữ lương thực, thực phẩm với số lượng lớn, chỉ nên mua bảo đảm nhu cầu hàng ngày. Đồng thời, làm việc với các kênh phân phối để tăng lượng dự trữ hàng hoá. Đơn cử, siêu thị Vinmart Việt Trì đã chủ động các phương án bố trí nguồn hàng đầy đủ và áp dụng các chính sách bình ổn giá cho người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá. Tại siêu thị Coop mart, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, siêu thị tiếp nhập 20 tấn hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Sở Công Thương Phú Thọ khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu. Cơ quan chức năng sẽ bám sát tình hình, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cung ứng hàng hóa. Nhờ các giải pháp được triển khai kịp thời, tình hình thị trường, nguồn cung tại các huyện của tỉnh vẫn cơ bản ổn định.

Hệ thống phân phối các địa phương đáp ứng tốt nhu cầu của người dân

Tại Thành phố Hà Nội, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Số chợ bị tạm dừng hoạt động do có liên quan đến ca mắc Covid-19 hiện chỉ còn 6/449 chợ. Hiện trên địa bàn Thành phố đã đóng cửa các điểm bán hàng lưu động do hệ thống phân phối đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn tiếp tục duy trì thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, thực hiện 5K, lắp đặt màn ngăn giọt bắn, tấm chắn tránh tiếp xúc trực tiếp…

Với TP Hồ Chí Minh, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn thành phố tiếp tục duy trì ổn định. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân. Tính đến ngày 18/10, đã có 76 chợ truyền thống chính thức hoạt động tại nhiều quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Hiện còn 05 quận, huyện đang đóng toàn bộ các chợ trên địa bàn gồm: Quận 7, Phú Nhuận, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè.

Tại nhiều chợ truyền thống khác mặc dù chưa chính thức được hoạt động nhưng tại các chợ vẫn có nhiều quầy, sạp bán các loại rau, củ, quả, thịt. Điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại 03 Chợ Đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền vẫn tiếp tục hoạt động ổn định, duy trì việc tập kết, trung chuyển hàng hóa, lương thực thực phẩm cho các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố và các tỉnh. Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị, số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 2.980/3101 cửa hàng tiện lợi (có thêm 04 cửa hàng hoạt động trở lại so với ngày 17/10/2021) để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tình hình cung ứng hàng hoá, thực phẩm tươi sống rau, củ, quả, trứng, thịt, cá,... các loại thực phẩm thiết yếu khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống được đảm bảo, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, các cơ sở thực hiện niêm yết giá đầy đủ, đúng quy định. Tình hình cung ứng các loại vật tư, trang thiết bị y tế, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn,… bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, giá cả ổn định, đáp ứng phục vụ nhu cầu của nhân dân trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu tăng đến bao giờ?

Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD, bitcoin đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Vàng tiến sát mốc 2.700 USD

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/11/2024: Giá xăng giảm 2 phiên liên tiếp, có loại dưới 20.000 đồng/lít

Giá vàng chiều nay 21/11/2024: Tăng không ngừng

Giá vàng nhẫn, giá vàng miếng giữ đà tăng giá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/11: Lượng về ít giá gạo vững, lúa mới chào bán giá cao

Giá heo hơi hôm nay 21/11/2024: giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Giá bạc hôm nay 21/11/2024: Bạc phục hồi từ mức đáy trong vòng hai tháng

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 21/11/2024: Tăng cao hơn dự kiến

Tỷ giá USD hôm nay 21/11/2024: Đồng USD tiếp tục được nâng giá

Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Vàng tăng ngày thứ ba liên tiếp

Giá vàng chiều nay 20/11/2024: Vàng sẽ đạt mức 3.000 USD vào cuối năm sau

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Giá xăng dầu dự báo tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày mai 21/11/2024