Thứ ba 26/11/2024 20:28

Khơi thông dòng vốn tín dụng, giảm lãi suất, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành chia sẻ, tháo gỡ những nút thắt, khơi thông dòng vốn tín dụng, giảm lãi suất, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không dám vay vì lãi suất cao

Đây cũng là thông điệp được ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại tọa đàm "Khơi thông dòng vốn vào sản xuất kinh doanh" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng ngày 30/3 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp dù thiếu vốn nhưng không dám vay vì không kham nổi lãi suất

Thực tế cho thấy, thời gian qua các ngân hàng đã thực hiện hàng loạt các gói vay, các chương trình ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên những tháng đầu năm nay tín dụng tăng rất chậm, và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) chia sẻ, các doanh nghiệp dù thiếu vốn nhưng không dám vay vì lãi suất quá cao. Khảo sát của HUBA cho thấy các ngành sản xuất chủ lực đều xuất khẩu sụt giảm, dẫn đến tăng trưởng của thành phố thấp kỷ lục. Đơn cử như ngành dệt may tăng trưởng giảm, ngành thủy sản xuất khẩu giảm 30%, ngành gỗ giảm 40%, bất động sản “đóng băng” kéo theo hệ lụy các lĩnh vực sắt thép, xi măng đóng băng 90%…

Cầu giảm, đơn hàng giảm nên doanh nghiệp không có nhu cầu vay để sản xuất kinh doanh mà có nhu cầu vay để cầm cự. Do đó, các ngân hàng cần có chính sách giãn nợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần dòng vốn cho đầu tư dài hạn nhưng với lãi suất trên 10% thì họ không dám vay chứ không phải ngân hàng không cho vay.

Ông Lê Mai Hữu Lâm - Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi cho biết, lãi suất ngân hàng đang ở mức rất cao, trong khi doanh nghiệp sản xuất nếu quản lý tốt lắm thì lãi ròng chỉ đạt khoảng 6- 7%. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ về lãi suất, cũng như mở rộng điều kiện cho vay. Chẳng hạn, bên cạnh cho vay dựa vào tài sản thế chấp là nhà xưởng, thì ngân hàng cân nhắc cho vay dựa trên hợp đồng doanh nghiệp thuê đất dài hạn 50 năm ở các khu công nghiệp để xây nhà xưởng và sản xuất kinh doanh.

Dưới góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc công ty Vina T&T cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được hưởng lãi suất 8- 8,5%/năm là tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, thực tế lãi suất chung hiện nay là trên 10% thì đa số doanh nghiệp khó trụ được trong thời điểm này. Đặc biệt, cái quan trọng là doanh nghiệp không có đầu ra, ngân hàng yêu cầu dòng tiền và nhiều điều kiện mới hỗ trợ.

Ngoài ra, người nông dân từ Bắc vào Nam đã đổ vốn vào nông nghiệp, cây trồng dài hạn rất lớn nhưng ngân hàng không xem đây là tài sản để có thể vay vốn. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách để định giá được tài sản trên đất bởi khi đã trồng cây xuống đất 1-2 năm, đã ra lứa trái cây đầu tiên thì mang lại doanh thu.

Ở lĩnh vực dệt may, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may - Thêu đan TP. Hồ Chí Minh Phạm Văn Việt cho biết, tăng trưởng dệt may giảm, trong khi các doanh nghiệp đang đối diện với các khoản vay nợ cũ đã đến hạn, nếu không có các cơ chế để xử lý thì nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang nợ xấu, kéo theo nhiều hệ lụy.

Hiện nay, các doanh nghiệp cần vốn ngắn hạn đề duy trì hoạt động, đồng thời cũng cần nguồn vốn đề đầu tư và tái cấu trúc. Thực tế, nếu ngành dệt may không chuyển đổi số, chuyển đổi sang 4.0 thì 2- 3 năm nữa sẽ tụt hậu, đi sau các nước. Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng cần nghiên cứu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp linh hoạt như giữ nguyên nhóm nợ, tài sản đảm bảo, điều kiện cho vay...

Ngân hàng giảm lãi suất, giãn hoãn nợ cho doanh nghiệp

Chia sẻ tại toạ đàm, các ngân hàng cũng cho biết, ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, đều tham gia sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị cho xã hội.

Ông Trần Hoài Phương - Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) chi biết, trong quá trình thẩm định thì tài sản đảm bảo là yếu tố để ngân hàng quyết định cho vay, vì liên quan đến việc bảo vệ nguồn vốn, quyền lợi cổ đông, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Song tại ngân hàng có nhiều phương án cấp tín dụng mà không cần tài sản đảm bảo. Chẳng hạn, ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên việc thẩm định dòng tiền và khả năng thanh toán của khách hàng. Hay theo hướng 3- 4 bên, nếu nhà cung ứng (bên vay) bán hàng cho doanh nghiệp lớn, thì ngân hàng sẽ xem xét cấp tín dụng dựa trên mối quan hệ này, chứ không phải chỉ tính độc lập mỗi nhà cung ứng.

Ông Hoàng Trọng Hiếu - Giám đốc cao cấp kinh doanh Ngân hàng Techcombank cho biết, khi xu hướng thị trường gặp những vấn đề khó khăn, ngay từ đầu năm chúng tôi đã có giải pháp, có chương trình cụ thể là gói tín dụng 30.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi tới 2% cho khách hàng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận vốn thông qua đăng ký sử dụng các hạn mức trên nền tảng số. Với khách hàng doanh nghiệp lớn hơn, ngân hàng sẽ cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn nội tại, vướng mắc của quy trình vận hành để có giải pháp phù hợp liên quan đến bài toán vốn.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, ngành nghề gặp khó khăn về tài chính kinh doanh do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành chia sẻ, tháo gỡ những nút thắt vướng mắc để khơi thông dòng vốn tín dụng, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Mục tiêu năm 2023 là tiếp tục duy trì ổn định giá trị đồng tiền, cố gắng phấn đấu kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá. Chính sách lãi suất là chính sách khó nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó phải nền kinh tế phát triển, hài hoà nhà đầu tư, doanh nghiệp, phù hợp với nhiều lĩnh vực… Mặc dù hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn tăng lãi suất, nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, để có căn cứ và cơ sở pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai giải pháp cơ cấu lại nợ đối với khách hàng tương tự như chính sách đã triển khai trong thời kỳ xảy ra đại dịch Covid-19 các năm 2021 - 2022.

Tuy nhiên, thời hạn cơ cấu như thế nào, các ngành nghề, doanh nghiệp nào sẽ được ưu đãi cơ cấu nợ, thời điểm cơ cấu nợ cụ thể như thế nào sẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở cân đối các mục tiêu vĩ mô của chính sách tiền tệ, tránh trường hợp xảy ra nợ xấu, hay dẫn đến thiếu sự ổn định an toàn của các tổ chức tín dụng.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG