Thứ tư 01/01/2025 15:07

Khởi động nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận

Ngày hôm nay (23/1) tại tỉnh Ninh Thuận, Conergy- công ty hàng đầu về xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời trong khu vực Đông Nam Á công bố chính thức trở thành nhà thầu được chọn ký hợp đồng EPC cho dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời (công suất 30 MWp) do Tập đoàn BIM và AC Energy làm chủ đầu tư đặt tại tỉnh Ninh Thuận, một trong những nơi có nguồn năng lượng bức xạ mặt trời tốt nhất cả nước. Nhà máy dự kiến hoàn thành và đấu nối vào lưới điện quốc gia vào tháng 12/2018. 

Tập đoàn BIM và AC Energy triển khai dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận

Các nhà đầu tư dự án bao gồm Tập đoàn BIM- là tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam; AC Energy từ Philippines được biết đến là công ty năng lượng thuộc Tập đoàn Ayala với nhiều năm kinh nghiệm đầu tư vào các nhà máy năng lượng tái tạo và các nhà máy điện truyền thống có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực về vận hành nhà máy điện cũng như cung cấp, bán lẻ điện.

Ông Marc Lohoff, Giám đốc điều hành Conergy, cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng được lựa chọn là nhà thầu EPC cho một trong các dự án năng lượng mặt trời lớn trong khu vực ASEAN, và quan trọng hơn đây là dự án đầu tiên của chúng tôi tại Việt Nam. Dự án này sẽ đóng góp một phần vào nguồn năng lượng tái tạo cần thiết cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong những năm tới."

Đại diện Tập đoàn BIM và AC Energy cũng cho hay mục tiêu quan trọng trong chiến lược của mình là phát triển sản xuất điện từ năng lượng mặt trời để giảm bớt lượng khí thải carbon từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. Tập đoàn BIM và AC Energy lựa chọn Conergy dựa trên các giải pháp thiết kế vượt trội, tiêu chuẩn chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm của Conergy trong việc xây dựng thành công các trang trại năng lượng mặt trời với quy mô lớn ở các nước trong khu vực.

Theo Ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch Tập đoàn BIM, dự án này sẽ giúp Việt Nam đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng sạch và giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu. Dự kiến dự án này hoàn thành vào cuối năm nay và bắt đầu sản xuất năng lượng sạch, giúp giảm khoảng 21.629 tấn khí thải CO2 mỗi năm.

Việt Nam có điều kiện thuận lợi về môi trường và chính sách để phát triển năng lượng sạch. Thủ tướng Chỉnh phủ cũng đã phê duyệt Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII điều chỉnh) vào tháng 3/2016 cũng đã nêu rõ nhu cầu cấp bách về năng lượng và quy hoạch điều chỉnh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguồn năng lượng tái tạo, đây chính là cơ sở quan trọng để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng vào lĩnh vực này - Ông Hendrik Bohne, Phó Giám đốc EPC của Tập đoàn Conergy cho biết.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

EU sẵn sàng trước việc ngừng cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đóng điện đường dây 220kV đấu nối TBA 500kV Long Thành

Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định về bảo vệ công trình điện lực

Đưa vào vận hành nhiều công trình điện ở phía Nam

Giải bài toán tiết kiệm chi phí cho năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương dự lễ kỷ niệm 30 năm Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

EVNCPC đóng điện công trình TBA 110kV Phú Hòa và đấu nối

EVNNPT đóng điện máy biến áp thứ 3 TBA 220kV Nhà Bè

‘Quay xe’ với khí đốt Nga: Ukraine đang mạo hiểm điều gì?

EVNNPT đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long

Doanh nghiệp năng lượng thích ứng với quy định giảm phát thải

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Xuyên đêm hoàn thành công trình Trạm biến áp 110kV Hoa Lư

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng