Thứ ba 05/11/2024 21:26
9 tháng năm 2023

Khánh Hòa xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 111 triệu USD

Đó là thông tin được bà Phan Thị Thu Cúc - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Khánh Hòa chia sẻ tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Khánh Hoà – Nhật Bản mới đây.
Bà Phan Thị Thu Cúc - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa - phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Khánh Hoà – Nhật Bản năm 2023

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu châu Á của Khánh Hòa

Theo bà Phan Thị Thu Cúc - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Khánh Hòa, Nhật Bản là một đối tác quan trọng, là thị trường nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là một trong những thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn của tỉnh trong khu vực châu Á.

Dẫn số liệu từ Cục Thống kê Khánh Hòa, lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Khánh Hòa sang Nhật Bản đạt 152,05 triệu USD (chiếm tỷ trọng 9,68% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh), đứng đầu khu vực châu Á.

Còn 9 tháng năm 2023, xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt gần 111,2 triệu USD (chiếm 9,29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh). Khánh Hòa cũng nhập khẩu từ Nhật Bản 35,2 triệu USD.

"Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Khánh Hòa và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau", bà Cúc nói.

Cụ thể, Khánh Hòa nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, hàng tiêu dùng,… Còn các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật chủ yếu là hàng thủy sản (chiếm tỷ trọng trên 72%), tiếp đến là các mặt hàng nông sản, sản phẩm may mặc sẵn, các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây tre lá,…

Khánh Hòa chủ yếu xuất khẩu sang Nhật các mặt hàng thủy sản

Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa thống kê, trong năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi trong nhóm hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh sang thị trường Nhật Bản, mặt hàng tôm chiếm khoảng 40%, còn lại là một số mặt hàng thủy sản khác như: Mực ống, mực nang đông lạnh, tẩm bột; cá ngừ vây vàng hấp, cá ngừ vây vàng tẩm, cắt miếng, cá ngừ xông khói; cá chẽm tươi nguyên con, cắt khúc, bột cá…

"Với hơn 40 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến của doanh nghiệp Khánh Hòa đã dần đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản", Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Khánh Hòa nhìn nhận.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; mặt hàng thủy sản được xuất sang các thị trường như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,... Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh Khánh Hòa ước đạt 1,1 tỷ USD. Trong đó, hàng thủy sản đạt 454,5 triệu USD.

Vận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu

Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, hiện Việt Nam và Nhật Bản đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác kinh tế Asean - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)...

Do đó, các doanh nghiệp của tỉnh Khánh Hòa đã tận dụng các cam kết cắt giảm thuế trong các FTA mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật.

Bà Cúc cho rằng, Nhật Bản là thị trường khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản. Các doanh nghiệp trong tỉnh Khánh Hòa đang không ngừng nâng cao chất lượng chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu theo quy định. Đồng thời luôn nắm bắt, tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản và văn hóa tiêu dùng của người Nhật Bản để xuất khẩu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh sang thị trường nước bạn.

"Để hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật, Sở Công Thương thường xuyên thông tin mời doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, các Hội nghị kết nối giao thương và các hội chợ triển lãm… do Bộ Công Thương và tỉnh Khánh Hòa tổ chức; hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các quy tắc xuất xứ hàng hóa nhằm tận dụng tốt hơn các cam kết về thuế", bà Cúc cho biết thêm.

Trao đổi với phóng viên, đại diện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Khánh Hòa đều có cùng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản để tiếp tục cùng nhau thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ hàng hóa, kết nối giao thương, đồng hành vì mục tiêu phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp giữa Khánh Hòa và Nhật Bản.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ