Thứ sáu 22/11/2024 16:03

Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên

Nông nghiệp Tây Nguyên hội tụ đầy đủ các yếu tố để kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu.

Ngày 21/5, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức “Diễn đàn Kết nối Tây Nguyên” với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên”.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; vùng có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm 91,75% diện tích đất tự nhiên và là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phú về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái.

Diễn đàn kết nối Tây Nguyên nhằm kết nối chuỗi giá trị sản xuất, từng bước chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hệ số sử dụng đất, phát triển sản phẩm chủ lực, nâng cao giá trị nông sản…

Cùng với các tiềm năng, lợi thế nội tại ngành nông nghiệp, Tây Nguyên còn có hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - thương mại, du lịch thuận lợi cho phát triển thương mại nông sản nội vùng, liên tỉnh, liên vùng và xuất khẩu.

Nông nghiệp Tây Nguyên đã hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước, cũng như xuất khẩu, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nông nghiệp vùng Tây Nguyên đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, lịch sử, văn hóa, con người song cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như từ xuất phát điểm “manh mún, nhỏ lẽ, tự phát” và do “3 biến” (biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng); việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao

Ông Phùng Đức Tiến đề nghị cần thúc đẩy kết nối, phát triển nông nghiệp Tây Nguyên nhanh, bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao; tạo môi trường và điều kiện cho các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối giao thương, hợp tác phát triển trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, các sản phẩm OCOP của Tây Nguyên.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị sản xuất giá trị gia tăng cao, các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh kết nối cả ở trong và ngoài nước mở rộng không gian tiêu thụ nông sản và nâng cao giá trị hàng nông sản Tây Nguyên khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tích hợp đa ngành, đa giá trị, gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên với các vùng kinh tế khác theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ, có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc; ….

Các đơn vị ký kết hợp tác kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản tại diễn đàn

Giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi, ông Kpă Thuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai mong muốn thông qua diễn đàn sẽ góp phần kết nối các đối tác, doanh nghiệp đến Gia Lai đầu tư, hình thành và phát triển các vùng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của Gia Lai đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật và quy định của thị trường tiêu thụ các nước. Tạo điều kiện để tỉnh Gia Lai phát triển hệ thống logistics trong lĩnh vực nông sản (từ sản xuất, sơ chế, chế biến và xuất khẩu) để giúp nông sản hàng hóa có thế mạnh của Gia Lai tiến nhanh, tiến sâu vào thị trường quốc tế.

“Tỉnh Gia Lai cam kết tạo các điều kiện cho nhà đầu tư được nhiều thuận lợi trong thụ hưởng các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thực hiện việc liên kết, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư để tạo hiệu quả cao nhất”, ông Kpă Thuyên nói.

Thông qua diễn đàn, UBND 5 tỉnh Tây Nguyên đã ký kết kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản với một số chuỗi phân phối nông sản; ký kết hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và UBND 5 tỉnh Tây Nguyên với 7 hiệp hội lớn gồm cà phê - ca cao Việt Nam, hồ tiêu Việt Nam, rau quả Việt Nam, bán lẻ Việt Nam, nông nghiệp số Việt Nam, gỗ và lâm sản Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

Duy Nguyễn - Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024