Thứ hai 25/11/2024 05:57

Kết nối ngân hàng- doanh nghiệp: Tiếp tục tháo "điểm nghẽn" trong tiếp cận vay vốn

 Đồng hành cùng với doanh nghiệp trong việc giúp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được chính xác, hiệu quả, một loạt các hội nghị kết nối ngân hàng- doanh nghiệp đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai tại 14 tỉnh thành phố có dư nợ lớn, tiêu biểu cho 6 cùng kinh tế của cả nước, trong đó có Thái Nguyên và Yên Bái.    

Thái Nguyên- Doanh nghiệp được hỗ trợ tốt trong miễn, giảm lãi, cơ cấu nợ

Thông tin tại Hội nghị Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, được tổ chức ngày 27/5/2020, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, NHNN đã thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chủ động, hiệu quả, góp phần ổn định vĩ mô; Điều hành tín dụng tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, cho các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là các lĩnh vực thiết yếu, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng bởi dịch; Kịp thời ban hành Thông tư 01 và Chỉ thị 02 tạo cơ sở pháp lý để các TCTD triển khai ngay các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn chưa trả được nợ đến hạn, cho vay mới để khách hàng tiếp tục ổn định sản xuất; Chủ động đề xuất với Chính phủ về việc NHNN tái cấp vốn lãi suất 0% để NHCSXH cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì hội nghị kết nối ngân hàng- doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tính lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 20/5/2020, các đơn vị đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cụ thể: Miễn giảm lãi vay với tổng dư nợ được miễn giảm là 1.663.302 triệu đồng cho 1.610 khách hàng, số lãi được miễn giảm là 1.320 triệu đồng; Cơ cấu thời hạn trả nợ và tạm thời giữ nguyên nhóm nợ: Tổng dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 3.323.370 triệu đồng cho 494 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Bên cạnh đó, cho vay mới với lãi suất ưu đãi là 11.535.569 triệu đồng cho 4.720 khách hàng. NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các TCTD giảm 0,55-0,8%/năm trần lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao).

Các doanh nghiệp, ngân hàng bàn giải pháp cùng nhau tháo gõ khó khăn trong tiếp cận vốn vay

Dư nợ cho vay trên địa bàn đến 20/5/2020 đạt 57.860 tỷ đồng, tăng 1,24% so với 31/12/2019. Nợ xấu là 495 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,86%/tổng dư nợ. Tính chung giai đoạn 2015-2019, dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 14,51%/năm. Nợ xấu thường xuyên duy trì ở mức dưới 1%/tổng dư nợ.

Ông Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên bày tỏ, chúng tôi đánh giá rất cao sự hỗ trợ của ngành ngân hàng đối với các doanh nghiệp (DN) chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đều được triển khai một cách đúng đắn, quyết liệt, kịp thời. Những đề nghị của các DN đều được lắng nghe, được tiếp cận và giải đáp, giải quyết chính xác, kịp thời, đúng pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, các ngân hàng như Vietcombank, BIDV đã chủ động giảm lãi suất, giãn thời gian cho vay,… DN của tôi đã hưởng lợi từ điều này vài trăm triệu. Tuy nhiên các DN nhỏ và vừa, đặc biệt là DN siêu nhỏ thì khó tiếp cận gói này. Vì các báo cáo tài chính cùng hạn mức vốn của những DN này còn hạn chế. “Đề nghị NHNN có thể đưa ra các hình thức bảo lãnh tín dụng cho các DN có khả năng vốn chủ sỡ hữu ít trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải,… ngân hàng có thể đánh giá theo hình thức bảo lãnh để các DN này có thể tiếp cận. Phía các DN cần có những báo cáo tài chính công khai, minh bạch, nêu rõ khó khăn của mình cho ngân hàng biết”- ông Thời đề xuất.

Yên Bái- Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho hơn 8.300 khách hàng

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, hoạt động ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh khi nhu cầu vay vốn của các DN, hộ gia đình giảm thấp do hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu hết phải tạm dừng để tập trung phòng, chống dịch; các DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất, nhập khẩu, nông nghiệp, thiết bị điện tử, dệt may,...đều bị ảnh hưởng nặng nề nên nhu cầu vay vốn mới giảm. Ngân hàng chủ yếu tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng, tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Điều này có nghĩa nguy cơ nợ xấu tăng, khi các DN, cá nhân vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn, không có nguồn trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Hội nghị Kết nối NH-DN tỉnh Yên Bái được tổ chức ngày 28/5/2020 nhằm tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn

Theo đó, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến 30/4/2020 tại tỉnh Yên Bái là 3.452 tỷ đồng, chiếm 14,87% trên tổng dư nợ. Đến hết ngày 30/4/2020, các chi nhánh ngân hàng đã tháo gỡ khó khăn cho 8.349 khách hàng, cụ thể: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 3.127 khách hàng với dư nợ 2.738 tỷ đồng, trong đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 852 khách hàng với dư nợ 190 tỷ đồng (827 khách hàng là cá nhân, dư nợ 77 tỷ đồng; 25 khách hàng là DN và Hợp tác xã, dư nợ 113 tỷ đồng); Miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.275 khách hàng với dư nợ là 2.548 tỷ đồng (2.154 khách hàng là cá nhân, dư nợ 1.054 tỷ đồng; 121 khách hàng là DN, dư nợ 1.494 tỷ đồng).

Cho vay mới với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến 30/4/2020 là 1.038 tỷ đồng cho 5.224 khách hàng (5.042 khách hàng cá nhân, doanh số cho vay mới 411 tỷ đồng; 182 khách hàng là DN và Hợp tác xã với doanh số cho vay mới là 628 tỷ đồng).

Theo đại diện NHNN tỉnh Yên Bái, trong quá trình rà soát, đánh giá khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi thu thập hồ sơ tài liệu khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, DN nhỏ, siêu nhỏ do đối tượng này không có hệ thống sổ sách kế toán hoặc có ghi chép không đầy đủ dẫn đến khó xác định mức độ ảnh hưởng, mức độ thiệt hại cụ thể. Điều đó gây khó quyết định hình thức hỗ trợ phù hợp.

Ông Phạm Quốc Tuấn – Đại diện Công ty Cổ phần Quốc tế khoáng sản Việt Nam cho hay, ngay sau khi Thông tư 01 ra đời, Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái – NH tài trợ vốn cho công ty đã cử cán bộ trực tiếp xuống Công ty để nắm bắt tình hình thực tế, tiếp nhận ý kiến đề xuất hỗ trợ của Công ty và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ cần thiết để ngân hàng thực hiện việc miễn, giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ và áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với các khoản giải ngân mới: Giảm lãi 0,5%/năm đối với toàn bộ dư nợ của khoản cấp tín dụng trung hạn đầu tư Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bột đá CaCO3; Giảm lãi 1,5%/năm giải ngân mới kể từ ngày 01/04/2020.

Tại Hội nghị Kết nối NHDN tỉnh Yên Bái được tổ chức ngày 28/5/2020 nhằm tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn, Phó Thống đốc NHNN- ông Đoàn Thái Sơn đã yêu cầu các tổ chức tín dụng quyết liệt và chủ động triển khai có kết quả, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, chủ động đánh giá, phân loại khó khăn của DN theo từng mức độ ảnh hưởng của dịch để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp với mức độ thiệt hại. Đặc biệt, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận tín dụng, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, các TCTD không nới lỏng, hạ thấp điều kiện, chuẩn tín dụng để che dấu nợ xấu, tránh ảnh hưởng đến an toàn hệ thống và tổn hại cho nền kinh tế.

Thùy Linh

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng