Thứ ba 05/11/2024 12:27

Israel ký hiệp định thương mại tự do với UAE

Sau 5 tháng đàm phán tích cực, ngày 01/4/2022 vừa qua, Israel và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước. Đây được coi là “một cột mốc lịch sử và quan trọng”, và là hiệp định hợp tác kinh tế thương mại toàn diện đầu tiên giữa nhà nước Do Thái với một quốc gia Ả-rập ở khu vực Trung Đông không lâu sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trước đó, ngày 29/3/2021 tại Jerusalem, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel - bà Orna Barbivai đã gặp Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương UAE - ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi để cùng nhau thảo luận, hoàn tất các nội dung liên quan tại vòng đàm phán thứ 4 và cũng là vòng đàm phán cuối cùng giữa hai bên. Sau đó, lễ ký hiệp định giữa hai nước do hai Bộ trưởng nói trên đại diện cho Chính phủ hai nước ký kết.

Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel-bà Orna Barbivai (bên phải) và Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương UAE - ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi (bên trái) trao đổi văn kiện FTA song phương

Theo bà Orna Barbivai, kể từ khi thiết lập thỏa thuận Abraham, Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel đã không ngừng triển khai các hoạt động nhằm mở rộng quan hệ kinh tế giữa Israel và UAE. Israel và UAE đã ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ trong năm 2020 như một phần của Thỏa thuận Abraham do Mỹ làm trung gian môi giới.

Việc hoàn tất đàm phán là một cột mốc lịch sử và quan trọng trong quan hệ hữu nghị với các nước, và Chính phủ Israel sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nước này thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế với các đối tác tại UAE. Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau khi hai nước hoàn tất thủ tục phê chuẩn nội bộ.

Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel ra thông báo cho biết, FTA giữa Israel và UAE là một hiệp định “toàn diện”, bao gồm các nội dung như các quy định quản lý, hải quan, các loại dịch vụ (nghề nghiệp, kinh doanh, phân phối gồm bán buôn và bán lẻ), mua sắm chính phủ, thương mại điện tử và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

Khoảng 95% các sản phẩm hàng hóa được trao đổi, mua bán giữa hai nước, bao gồm, lương thực, thực phẩm, hàng nông sản, mỹ phẩm, thiết bị y tế và dược phẩm, sẽ được miễn thuế. Trong số này, có một số sản phẩm sẽ được miễn thuế ngay lập tức, trong khi một số sản phẩm khác sẽ được giảm thuế dần dần theo lộ trình (chủ yếu là hàng công nghiệp).

FTA giữa Israel và UAE được khởi xướng trong tháng 11/2021. Trong chuyến thăm tới Abu Dhabi vào tháng 12/2021, Thủ tướng Israel - ông Naftali Bennet đã thảo luận về vấn đề FTA song phương với Hoàng Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan (MBZ) là nguyên thủ trên danh nghĩa của UAE và hai nhà lãnh đạo đã nhất trí cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình đàm phán giữa hai bên.

Về phía UAE, hiệp định nói trên là một bước đi có ý nghĩa trong việc tạo ra những lợi ích thiết thực cho người dân của mình được hưởng lợi từ Thỏa thuận Abraham. Các nhà lãnh đạo của UAE thường xuyên đề cập tới tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng người dân của họ hiểu và cảm nhận được những tác động của Thỏa thuận Abraham được thực hiện trong năm 2020.

Nhiều nhà phân tích kinh tế cho biết, việc tiếp cận hàng hóa từ UAE có thể có tác động đáng kể đến việc hạ giá cả sinh hoạt ở Israel, ngược lại, mặt hàng xuất khẩu nông sản và các loại thực phẩm khác của Israel sẽ được miễn thuế hoàn toàn khi xâm nhập vào thị trường UAE, và đây cũng là dấu hiệu cho thấy các ưu tiên của cả hai nước trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại.

Nhìn tổng quát, Israel kết thúc đàm phán và ký kết FTA với UAE khá nhanh, vì giữa hai bên không có nhiều khác biệt, mà hoàn toàn bổ sung lợi thế cho nhau. Cụ thể, giữa tháng 11/2021, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel - bà Orna Barbivai đã có cuộc họp trực tuyến với người đồng cấp UAE và hai bên đã khởi xướng đàm phán FTA nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại, loại bỏ các rào cản thuế quan và tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước.

Lê Thái Hòa - Thương vụ Việt Nam tại Israel
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Gastech 2024 tại Houston (Hoa Kỳ): Cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các tập đoàn lớn ngành dầu khí quốc tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore vượt 21 tỷ SGD

Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024