Thứ ba 29/04/2025 01:38

Huyền thoại "con đường tiền tệ"

Trong kháng chiến chúng ta biết đến những kỳ tích của dân tộc như đường mòn Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh trên biển. Thế nhưng còn có một con đường quan trọng khác là “Con đường tiền tệ” với nhiều câu chuyện về hoạt động của ngành tài chính ngân hàng trong kháng chiến mà chúng ta chưa được biết đến vì những lý do đặc biệt. 
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

“Con đường tiền tệ” mà ngành ngân hàng cùng với cả dân tộc đã tạo nên, thể hiện được sự sáng tạo của cha ông, của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ ngân hàng đã đóng góp vào cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày hôm nay, ngành ngân hàng lại tiếp tục thực hiện sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tham gia hội nhập toàn cầu.

Ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chia sẻ, giai đoạn 1954 - 1975, nhiệm vụ nhận viện trợ, chế biến tiền, phân phối tiền để mua lương thực, vũ khí, thuốc men cho chiến trường miền Nam rất khó khăn. Cũng từ đó, câu chuyện về đồng đô la trong kháng chiến chống Mỹ đã trở thành câu chuyện kỳ lạ. Ngày nay, nhiều người chưa hiểu làm sao chỉ với số người ít ỏi, máy móc lạc hậu, quá trình vận chuyển thô sơ mà hàng trăm triệu đô la của bạn bè quốc tế viện trợ vẫn kịp thời vượt qua bom đạn, sự kiểm soát gắt gao của địch để đến với các chiến trường ác liệt ở miền Nam phục vụ kháng chiến.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam mang bí số B29 (Trung ương), C32 (bộ phận kho quỹ của Ban Kinh - Tài) và B6 (Ban Tài chính đặc biệt), các cán bộ, chiến sĩ ngành ngân hàng đã vượt mọi khó khăn, nguy hiểm của bom đạn và sự kiểm soát gắt gao của địch để chi viện cho chiến trường miền Nam. Theo lời kể của ông Lê Hoàng, thời đó là đại diện của Vietcombank tại Paris và các nước Bắc Âu, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam: “Lúc đầu chúng ta vận chuyển tiền theo hình thức tiền mặt (gọi là phương thức AM) nhưng rất khó khăn, tốn kém, nguy hiểm, sau đó chuyển sang phương thức FM (phương thức chuyển khoản). Đây là phương thức nhanh chóng, an toàn, giúp việc vận chuyển tiền từ quỹ đặc biệt ở Hà Nội vào Nam rút từ 30 ngày xuống còn 6 ngày và sau đó chỉ còn 30 phút. Bên cạnh đó, còn có một đường dây bí mật làm nhiệm vụ đổi ngoại tệ và tiếp nhận các nguồn viện trợ của bạn bè quốc tế”.

Sau 10 năm làm nhiệm vụ, đến tháng 4/1975, các cán bộ, chiến sĩ ngành ngân hàng đã chuyển tiền chi viện cho chiến trường miền Nam khoảng 1 tỷ USD, hàng tỷ tiền Sài Gòn và hàng trăm triệu tiền Campuchia, kíp Lào, bath Thái Lan…, góp phần vào thắng lợi chung của đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Ngành ngân hàng tiếp tục thực hiện sứ mệnh phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu
Như một mạch nguồn xuyên suốt thời gian đi cùng lịch sử, ngành ngân hàng đã và đang tạo nên những huyền thoại mới trên con đường tiền tệ; tiếp tục thực hiện sứ mệnh phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu.

Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, không còn chiến tranh, không còn bom rơi, đạn nổ nhưng “con đường tiền tệ” vẫn được tiếp tục. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẩn trương tiếp quản và cải tạo hệ thống ngân hàng, thực hiện thống nhất tiền tệ trong cả nước, ban hành và thực hiện nhiều biện pháp về tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối, thanh toán, góp phần ổn định kinh tế và lưu thông tiền tệ. Ngày 2/5/1978, đồng tiền mới của Ngân hàng Nhà nước chính thức được phát hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đánh dấu thời kỳ phát triển mới của tiền tệ nước ta.

Từ năm 1985 đến nay, hệ thống ngân hàng từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện mô hình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, ngành ngân hàng đã nỗ lực vượt qua khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những khó khăn nội tại tích tụ từ nhiều năm qua để duy trì được sự ổn định của thị trường tiền tệ, giảm nhanh mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá, tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối, thị trường vàng được quản lý chặt, ngân hàng yếu kém và nợ xấu được xử lý một cách căn bản. Những kết quả này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, giữ nhịp tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao tín nhiệm quốc gia trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, kết quả này góp phần nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng sau giai đoạn khó khăn và tái cơ cấu.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'