Hướng dẫn mới về việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh tại Đồng Nai

L.N

L.N

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành hướng dẫn mới về việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới theo Công văn số 12419/UBND-KGVX ngày 11/10/2021. Công văn này thay thế Văn bản số 11715/UBND-KGVX ngày 25/9/2021 của UBND tỉnh.

Theo Công văn số 12419, để được hoạt động, các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong và ngoài khu, cụm công nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn, đảm bảo an toàn phòng chống, dịch Covid-19.

Hướng dẫn mới về việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh tại Đồng Nai
Hiện Đồng Nai có hơn 1,1 ngàn DN trong khu công nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 điểm đến”

Cụ thể, DN được lựa chọn, quyết định thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, bao gồm: Phương án 3 tại chỗ; tổ chức cho người lao động đi về hàng ngày; kết hợp phương án 3 tại chỗ và đi về hàng ngày.

Người lao động làm ở các DN không ở trong vùng phong tỏa, vùng cách ly y tế và đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin, đủ 14 ngày sau tiêm hoặc người đã khỏi bệnh Covid-19 dưới 6 tháng.

Đối với di chuyển nội tỉnh, người lao động đến nơi làm việc bằng phương tiện cá nhân hoặc bằng phương tiện đưa đón tập trung do DN bố trí sắp xếp. DN thực hiện di chuyển người lao động liên tỉnh bằng phương tiện đưa đón tập trung. Việc di chuyển liên tỉnh bằng phương tiện cá nhân của người lao động sẽ được thực hiện khi có văn bản thông báo của UBND tỉnh Đồng Nai với các tỉnh, thành phố giáp ranh.

Ngoài ra, DN phải lập kế hoạch và tổ chức xét nghiệm cho người lao động trước khi vào làm việc và tầm soát định kỳ cho người lao động. Đối tượng và tỷ lệ người lao động xét nghiệm thực hiện theo quy định tại Văn bản số 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.

Việc xét nghiệm cho người lao động phải được thực hiện bởi các cơ sở y tế hoặc do DN tự thực hiện nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của ngành y tế. Trường hợp tự thực hiện xét nghiệm, DN phải chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm. Chi phí xét nghiệm cho người lao động do DN tự chi trả.

Các DN hiện nay đang thực hiện các phương án 3 tại chỗ được tự quyết định tiếp tục duy trì hoặc chấm dứt thực hiện theo nhu cầu, khả năng của DN trên cơ sở tự đánh giá tình hình diễn biến dịch tại địa phương nơi DN hoạt động và nơi cư trú người lao động của đơn vị mình. Trường hợp DN tiếp tục thực hiện phương án 3 tại chỗ thì DN được hoán đổi, bổ sung người lao động hoặc kết hợp thực hiện thêm phương án tổ chức cho người lao động đi về hàng ngày.

Người lao động vào tham gia phương án 3 tại chỗ được bố trí ở khu vực vùng đệm (trong hoặc ngoài doanh nghiệp) ít nhất 3 ngày và phải xét nghiệm 2 lần (lần 1 vào ngày đầu tiên, lần 2 trước khi vào làm việc). Phương pháp xét nghiệm do doanh nghiệp chủ động thực hiện theo quy định của ngành y tế.

Trong trường hợp hoán đổi, người lao động trở về địa phương phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu. Nếu nơi cư trú của người lao động trở về thuộc vùng phong tỏa, cách ly y tế thì người lao động đã trở về sẽ không được quay lại làm việc tại doanh nghiệp cho đến khi có quyết định bỏ phong tỏa của các cơ quan chức năng đối với nơi cư trú của người lao động.

Trong trường hợp kết hợp tổ chức cho người lao động đi về hàng ngày thì DN phải có biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch giữa các nhóm lao động, tránh lây nhiễm chéo.

Trường hợp DN chấm dứt thực hiện phương án 3 tại chỗ và chuyển sang phương án cho người lao động đi về hàng ngày, thì người lao động khi trở về nơi cư trú phải có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trong thời gian 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu. Nếu nơi cư trú của người lao động trở về thuộc vùng phong tỏa, cách ly y tế thì DN vẫn phải tiếp tục thực hiện phương án 3 tại chỗ, do người lao động khi đã trở về nơi cư trú sẽ không được quay lại làm việc cho đến khi có quyết định bỏ phong tỏa của các cơ quan chức năng đối với nơi cư trú của người lao động. Khi cho người lao động đi về hàng ngày, DN phải chủ động xây dựng phương án tổ chức và bố trí, sắp xếp lực lượng lao động phù hợp, đáp ứng các điều kiện theo quy định.

DN khi có nhu cầu thực hiện hoặc chuyển đổi phương án hoạt động sản xuất kinh doanh thì có trách nhiệm lập và gửi phương án theo mẫu về các cơ quan sau: Ban quản lý các khu công nghiệp (đối với DN trong các khu công nghiệp); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với DN ngoài khu công nghiệp có số lượng lao động thực hiện các phương án từ 100 người trở lên); UBND các huyện, thành phố (đối với DN ngoài khu công nghiệp có số lượng lao động thực hiện các phương án dưới 100 người).

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của DN, Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố thẩm định phương án, có văn bản thông báo chấp thuận hoặc từ chối việc đăng ký phương án của DN. Các DN đã được chấp thuận thực hiện các phương án trước ngày ban hành văn bản này, nếu không chuyển đổi sang phương án khác thì không phải thực hiện đăng ký lại.

Trong quá trình thực hiện các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu có sự thay đổi số lượng lao động, DN chủ động thực hiện và gửi thông báo bằng văn bản về các cơ quan có thẩm quyền đăng ký nêu trên để cập nhật, theo dõi.

L.N
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Xem thêm