Thứ bảy 10/05/2025 01:51

Hưng Yên: Xử phạt hộ kinh doanh bán giày thể thao giả nhãn hiệu NIKE

Chủ tài khoản Facebook “Tiệm Sneaker–Otoke” vừa bị Quản lý thị trường Hưng Yên xử phạt do buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu NIKE trên sàn thương mại điện tử.

Ngày 30/10, theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hưng Yên, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7 triệu đồng, đối với hộ kinh doanh L.V.C là chủ tài khoản Facebook “Tiệm Sneaker–Otoke” về hành vi: Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa tại hộ kinh doanh. Ảnh: Cục QLTT Hưng Yên

Trước đó, qua rà soát, Đội Quản lý thị trường số 1 đã xác định tài khoản mạng xã hội Facebook “Tiệm Sneaker – Otoke”, chủ tài khoản là hộ kinh doanh L.V.C (địa chỉ: Số 584 Nguyễn Văn Linh, phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) đang bày bán giày thể thao nhãn hiệu NIKE có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Cụ thể, ngày 24/10, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh tại địa chỉ trên. Kiểm tra thực tế tại cửa hàng, Đoàn kiểm tra phát hiện 45 đôi giày có gắn nhãn hiệu NIKE đang bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE đang được bảo hộ tại thị trường Việt Nam.

Theo niêm yết giá 100.000 đồng/đôi, tổng giá trị hàng hóa có dấu hiệu vi phạm là 4.500.000 đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành chụp ảnh hàng hóa, niêm phong, tạm giữ toàn bộ 45 đôi giày gắn nhãn hiệu NIKE có dấu hiệu vi phạm sau đó gửi hình ảnh đến đại diện pháp lý của nhãn hiệu NIKE đang được bảo hộ tại Việt Nam để xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.

Trang facebook “Tiệm Sneaker – Otoke” bán giày thể thao giả nhãn hiệu. Ảnh: Cục QLTT Hưng Yên

Kết quả xác minh, làm việc, Đoàn kiểm tra xác định số hàng hóa là 45 đôi giày thể thao có gắn nhãn hiệu NIKE của hộ kinh doanh L.V.C đang bị tạm giữ tại Đội Quản lý thị trường số 1 là: Hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu NIKE đang được bảo hộ tại thị trường Việt Nam.

Tổng giá trị hàng vi phạm theo niêm yết giá là 4.500.000 đồng. Hàng hóa không có yếu tố nhập khẩu hay quá cảnh. Không xác định được số lợi bất hợp pháp mà hộ kinh doanh L.V.C có được do thực hiện hành vi vi phạm. Hàng hóa vi phạm được in, dập nhãn hiệu giả mạo trực tiếp lên sản phẩm, không loại bỏ được yếu tố vi phạm. Trước đó, Ngày 8/01/2024, Hộ kinh doanh L.V.C đã bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên xử phạt vi phạm hành chính về hành vi: Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Trong thời gian tới, xác định công tác phòng chống vi phạm trong thương mại điện tử là nhiệm vụ hàng đầu, Đội Quản lý thị trường số 1 sẽ tăng cường rà soát, quản lý, giám sát chặt chẽ địa bàn xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với hoạt động thương mại điện tử.

Vân An
Bài viết cùng chủ đề: giả mạo nhãn hiệu

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Thủ đoạn mới cất giấu ma túy qua tuyến hàng không

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt