Thứ bảy 21/12/2024 23:45

HSBC nâng dự báo tăng GDP của Việt Nam từ 6,5% lên 7% trong năm nay

Diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3/2024 đã khiến HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7,0%, dự báo trước đó là 6,5%.

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của HSBC vừa phát hành báo cáo “Vietnam at a glance -Riêng một đẳng cấp”, với một số nhận xét và kỳ vọng khá tích cực về kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Trong báo cáo của mình, HSBC cho rằng: Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn kỳ vọng trong quý 3/2024 với GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhận diện nền kinh tế vĩ mô tháng 9 cũng như cả quý 3/2024 cho thấy, mặc dù cũng có những lo ngại về tác động của siêu bão Yagi có thể kéo tụt tăng trưởng, tuy nhiên, tác động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Và sản xuất, thương mại duy trì ổn định đã tiếp tục dẫn dắt công cuộc phục hồi của nền kinh tế. Thêm vào đó, nhờ hiệu ứng cơ sở và diễn biến giá thuận lợi liên quan đến giá hàng hóa và biến động tỷ giá, lạm phát đã có dấu hiệu giảm đáng chú ý trong những tháng gần đây.

Vì thế, theo các chuyên gia phân tích của HSBC, với diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3/2024, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 7,0% từ mức dự báo trước đó là 6,5%, còn dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2025 vẫn giữ nguyên ở mức 6,5%. “Chúng tôi cũng giữ nguyên dự báo lạm phát và lãi suất chính sách trong bối cảnh các rủi ro bên ngoài vẫn nằm ngoài phạm vi đáng quan tâm” - báo cáo nhấn mạnh.

Phác họa bức tranh tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm nay, các chuyên gia của HSBC đánh giá, sau năm 2023 và quý 1/2024 đầy vất vả, rõ ràng Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN. Điều này thể hiện qua con số tăng trưởng quý 3/2024 đạt mức 7,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự báo của HSBC cũng như các tổ chức khác trước đó (HSBC: 6,2%, BBG: 6,1%).

Các chuyên gia của HSBC đánh giá, sau năm 2023 và quý 1/2024 đầy vất vả, rõ ràng Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN

Kết quả xuất sắc này vẫn tiếp tục được dẫn dắt bởi sản xuất với mức tăng trưởng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Và cũng được thể hiện trong dữ liệu tích cực về thương mại, trong đó xuất khẩu quý 3/2024 tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. “Điều đáng khích lệ là sự phục hồi của thương mại ban đầu chỉ tập trung trong lĩnh vực điện tử nhưng giờ đang cho thấy dấu hiệu lan rộng, chẳng hạn như xuất khẩu dệt may và da giày tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước” - Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC khẳng định.

Một điểm sáng nữa của nền kinh tế đó là có thể thấy những tín hiệu khả quan đáng khích lệ như dịch vụ tài chính và bất động sản tăng tốc trong quý 3/2024. Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ tháng 8 sẽ càng củng cố cải thiện tâm lý trong lĩnh vực bất động sản trong khi các biện pháp của chính phủ như cắt giảm thuế cũng đồng thời hỗ trợ cho lĩnh vực bán lẻ trong nước qua thời gian.

Dự báo các chỉ số vĩ mô chính của Việt Nam trong quý 4/2024 và thời gian tiếp theo, HSBC chỉ ra: Thứ nhất, về FDI: Việt Nam tiếp tục thu hút các dòng vốn ngoại khi các khía cạnh nền tảng duy trì tích cực. Mặc dù tăng trưởng FDI đăng ký mới giảm trong quý 3/2024 nhưng các lĩnh vực bên cạnh sản xuất như bất động sản và năng lượng đều chứng kiến đầu tư gia tăng. Trong tương lai, các dòng vốn đổ vào sản xuất có khả năng cũng duy trì ổn định. Những nỗ lực không ngừng thắt chặt quan hệ với các đối tác quốc tế cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút thêm đầu tư, chẳng hạn như Việt Nam mới đây đã nâng cấp quan hệ với Pháp lên đối tác chiến lược toàn diện.

Thứ hai, là lạm phát: Lạm phát toàn phần trong tháng 9 tiếp tục giảm xuống 2,6% so với cùng kỳ năm trước, gần tương ứng với kỳ vọng của thị trường là 2,7%. So với tháng trước, lạm phát toàn phần tăng 0,3% chủ yếu do nguồn cung thực phẩm và giá cả bị ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi. Mặc dù tác động kéo dài sẽ cần theo dõi sát sao, áp lực về giá rõ ràng đã không còn căng như trước. Giá năng lượng thế giới giảm cộng thêm chu kỳ chính sách tiền tệ toàn cầu đảo chiều, lạm phát của Việt Nam được kỳ vọng sẽ nằm dưới mức trần mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước.

HSBC nhấn mạnh, với kết quả tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong quý 3/2024 thì kỳ vọng sự phục hồi sẽ mạnh mẽ hơn và mở rộng thêm ra các lĩnh vực trong những quý tới. Tuy nhiên, định chế tài chính này cũng lưu ý rằng, với sự phục hồi vẫn diễn ra không đồng đều, nên kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách nới lỏng và giữ lãi suất chính sách ở mức 4,5% cho đến hết năm 2025.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí